"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Ngày nay việc quản lí ra vào hay chấm công tại các cơ quan là một điều không thể thiếu. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp để thực hiện mục đích trên. Hôm nay BKAII sẽ giới thiệu đến các bạn giải pháp kiểm soát vào ra và chấm công điện tử nhé!
Mỗi một nhân viên được cấp một ID và sẽ phải đăng ký vân tay của mình vào phần mềm hệ thống, sau đó người quản lý sẽ sử dụng phần mềm truyền các dữ liệu vân tay của người đó quản lý sẽ sử dụng phần mềm truyền các dữ liệu vân tay của người đó
Yêu cầu chung của hệ thống kiểm soát vào ra và chấm công tự động:
Các thiết bị cơ bản của hệ thống:
Hệ thống kiểm soát vào ra điện tử lắp tại các phòng ban trụ sở chính và các chi nhánh gồm các thiết bị chính sau:
Các phần mềm cần thiết (phần mềm server quản lý và khai thác dữ liệu từ các bộ điều khiển, phần mềm client khai thác ứng dụng như chấm công, phần mềm truy nhập,...)
Mô tả hoạt động:
Mỗi một nhân viên được cấp một ID và sẽ phải đăng ký vân tay của mình vào phần mềm hệ thống, sau đó người quản lý sẽ sử dụng phần mềm truyền các dữ liệu vân tay của người đó tới các đầu đọc vân tay đươc kết nối với nhau, ID của mỗi người có lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến nhân viên đó, như họ tên, chức vụ, phòng ban làm việc. Tuỳ vào vị trí, chức vụ, quyền hạn có thể xác định nhân viên đó được phép ra vào những khu vực đã được phân quyền, từ đó cấp quyền truy nhập cho nhân viên đó tại các điểm kiểm soát tương ứng.
Nhân viên muốn ra vào các điểm kiểm soát phải đặt vân tay đã đăng ký vào vị trí nhận vân tay của đầu đọc vân tay, ngoài ra ứng với các điểm kiểm soát có yêu cầu bảo mật cao thì cần nhập thêm thông tin về mã số cá nhân. Nếu hợp lệ, đầu đọc thẻ sẽ phát ra tín hiệu để mở cửa và thông tin về người đó được truyền đến phần mềm tại máy tính trung tâm. Ngược lại, nếu không hợp lệ, cửa sẽ không được mở ra, tín hiệu cảnh báo truy nhập không được phép sẽ gửi từ đầu đọc vân tay về trung tâm điều khiển và cảnh báo đó cũng được truyền về phần mềm.
Ở trung tâm phần mềm điều khiển có thể thông qua hệ thống phần mềm để thực hiện các chức năng đăng ký vân tay, cấp quyền truy nhập, mở cửa, đóng cửa...và quan sát tất cả các sự kiện ra vào trên toàn hệ thống phần cứng.
Thông tin về toàn bộ sự kiện ra vào, đều được lưu trữ tại phần mềm quản lý trên máy tính trung tâm, phục vụ cho việc báo cáo sau này.
Xem thêm:
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa chóng mặt ở Việt Nam, các tòa nhà, chung cư, cao ốc văn phòng được xây dựng phủ kín các khu đô thị. Kéo theo đó, là các hệ thống bãi đỗ xe, hầm xe của các tòa nhà văn phòng cũng được xây dựng với số lượng chóng mặt. Hôm nay, BKAII xin được giới thiệu với các bạn: Hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe giúp kiểm soát toàn bộ xe ra vào hầm một cách hiện đại, tối ưu và tiện dụng hơn. Sử dụng công nghệ chụp hình biển số, chụp hình người điều khiển ô tô – xe máy, toàn bộ sẽ được quản lý bán tự động.
Sơ đồ hệ thống
Nguyên lí hoạt động
Các xe khi vào bãi đỗ xe, tức là khi dừng trên bộ dò vòng từ (loop detector) - thiết bị phát hiện xe, mỗi xe ô tô sẽ được cấp phát 1 thẻ RFID đã được đăng ký trong hệ thống. Khi quẹt thẻ Barie sẽ mở và camera chụp biển số xe và phân tích thành số. Số thẻ và biển số xe sẽ được lưu trữ đồng thời với hình ảnh của lái xe do camera thứ 2 chụp để truy vấn khi cần thiết. Thời gian xe vào bắt đầu được tính khi quẹt thẻ và là cơ sở tính toán thời gian đỗ xe.
Khi ra lái xe sẽ đưa thẻ cho nhân viên thu phí để quẹt thẻ và phần mềm sẽ tính toán thời gian đỗ xe và đưa ra mức phí theo quy định. Đồng thời camera đầu ra sẽ chụp lại biển số xe và so sánh với với biển số lúc vào. Nếu có sự khác biệt biển số xe vào và ra hệ thống sẽ thông báo bằng giọng nói hoặc âm thanh để bảo vệ có thể nhận biết và kiểm tra lại. Hình ảnh chụp lái xe lúc vào cũng sẽ hiển thị khi nhân viên thu phí quẹt thẻ để hỗ trợ công tác kiểm soát được chính xác
Đối với các xe đăng ký gửi dài hạn hoặc cố định sẽ được cấp thẻ riêng và được đăng ký với biển số xe tương ứng (có thể sử dụng thẻ và đầu đọc thẻ khoảng cách xa 3m- 5m để xe vào/ra không cần dừng xe). Khi xe ra vào thì biển số xe cũng sẽ được chụp và so sánh với biển số xe đã đăng ký hoặc so sánh giữa biển số xe lúc vào và lúc ra. Nếu có sự khác biệt thì hệ thống sẽ đưa ra thông báo hoặc cảnh báo tương ứng.
Ưu điểm của giải pháp:
Ứng dụng: Quản lý bãi đỗ xe, hầm xe của các tòa nhà văn phòng.
Tính năng cơ bản phần mềm quản lý:
Phần mềm quản lý bãi đỗ xe cung cấp những công cụ kiểm soát tối ưu và nhanh chóng hơn. Ngoài ra phần mềm thích hợp với đặc điểm biển số xe Việt Nam nên chính xác và hiệu quả cao.
Quản trị hệ thống, quản lý người dùng.
Đăng ký, quản lý thời gian hiệu lực của thẻ. Quản lý thông tin xe, thông tin lái xe và các thông tin khác.
Ghi và lưu các sự kiện xe vào/ra bao gồm các thông số về: Thời gian, vị trí, biển số xe và hình ảnh thực của lái xe.
Tính toán thời gian xe đỗ, tính chi phí đỗ xe, quản lý doanh số của từng cửa, từng người thu phí theo ca, theo ngày, tháng, năm...vv
Các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết phục vụ công tác quản lý và tài chính.
Công nghệ:
Chụp nhận dạng biển số xe bằng camera (LPR).
Xác thực lái xe bằng công nghệ thẻ RFID không tiếp xúc.
Phần mềm chuyên dụng để kiểm soát xe ra/vào, kiểm soát thời gian và tính giờ đỗ xe để thu phí.
Thiết bị đếm xe ra/vào và hướng dẫn lái xe tìm chỗ đỗ.
Xem thêm:
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Bộ chuyển đổi tín hiệu USR-TCP232-302 là thiết bị giúp chuyển đổi tín hiệu từ cổng RS232 sang cổng Ethernet của hãng USR được BKAII phân phối rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Hôm nay BKAII sẽ giới thiệu các bạn cách cấu hình sản phẩm này nhé!
Bước 1: Cài đặt địa chỉ IP
Theo quy định của nhà sản xuất, USR-TCP232-302 sẽ có:
Cài đặt địa chỉ IP cho PC
Ta có thể làm theo các thao tác sau:
Start -> Control panel -> Network and Internet -> Network and Sharing center -> Local area Connection -> Properties -> Internet protocol(TCP/IP) Setting PC’s IPaddress: 192.168.0.X (X từ 2 đến 254 trừ 7). Ở đây ta đặt là 192.168.0.10
Cài đặt địa chỉ IP cho USR-TCP232-302
Ta đăng nhập vào IP mặc định của thiết bị mà nhà sản xuất cho bằng Web. Ở đây là 192.168.0.7, User: admin, Pass: admin.
Bước 2: Đăng nhập và cài đặt thông số
Sử dụng trình duyệt Web để đăng nhập địa chỉ IP mặc định của module USR-TCP232-302 là 192.168.0.7
ID: admin
Pass: admin
Thiết lập kết nối:
=> Click “Serial port” để cấu hình cổng RS232 và cấu hình các thông số làm việc của cổng Ethernet (chế độ làm việc, cổng giao tiếp, địa chỉ IP của server,….)
Sau khi cài xong, ta click Save để lưu cấu hình lại.
Ví dụ: Cấu hình chọn wordmode là TCP server:
*) khi module được chọn là Server:
Worked Mode chọn chế độ làm việc. Ở đây là TCP Server.
Local/Remote Port Number chọn cổng giao tiếp cho thiết bị.Ở đây ta chọn 8888
=> Click Save để lưu cấu hình vừa cài đặt.
NOTE: Sau khi lựa chọn chế độ làm việc và thông số Serial Port xong, ta click Restart Module để khởi động lại cho module => Nên re-power lại cho thiết bị (Không bắt buộc).
Sử dụng phần mềm Hercule trên PC tạo kết nối với USR-TCP232-302
Mục Serial: thiết lập thông số giống với thông số ta đã cấu hình “Serial parameter” ở trên
Mục TCP Client:
+ Module IP: điền địa chỉ IP của server. Ở đây là USR-TCP232-302 (192.168.0.7)
+ Port: là port number mà ta đã đặt ở trên. ( ở đây là 8888)
+ Click nút Connect -> hiện “connected to 192.168.0.7” là ta đã kết nối thành công -> gửi chuỗi ký tự “cong ty TNHH tu dong hoa va tin hoc cong nghiep Bach Khoa(BKAII)”
*) khi module được chọn là Client.
Worked Mode chọn chế độ làm việc. Ở đây là TCP Client.
Remote Server Add điền địa chỉ IP của server. Ở đây server là PC có địa chỉ 192.168.0.10
Local/Remote Port Number cổng giao tiếp với thiết bị. Ở đây là 8888.
=> Click Save để lưu cấu hình vừa cài đặt.
NOTE: Sau khi lựa chọn chế độ làm việc và thông số Serial Port xong, ta click Restart Module để khởi động lại cho module => Nên re-power lại cho thiết bị (Không bắt buộc).
Sử dụng phần mềm Hercule tạo kết nối với USR-TCP232-302
Mục Serial: thiết lập thông số giống với thông số ta đã cấu hình “Serial Parameter” ở trên.
Mục TCP Server:
Port: là port number mà ta đặt ở trên (ở đây là 8888)
-> click Listen để bắt đầu lắng nghe port. -> hiện “….. :192.168.0.7 Client connected” là ta đã kết nối thành công -> ta gửi chuỗi ký tự “cong ty TNHH tu dong hoa va tin hoc cong nghiep Bach Khoa(BKAII)”
Hy vọng, với một vài thao tác đơn giản ở trên, các bạn đã có thể tự cài đặt và sử dụng USR-TCP232-302 trong ứng dụng của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ BKAII!
Xem thêm:
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Trong quá trình phân phối sản phẩm ADAM-4051 ra thị trường, BKAII đã nhận được rất nhiều phản hồi từ Khách hàng về câu hỏi: Làm thế nào để chuyển đổi giao thức mặc định là ADAM ASCII sang Modbus RTU? Để thuận tiện hơn cho việc tra cứu của khách hàng, Hôm nay BKAII sẽ hướng dẫn các bạn cách để chuyển đổi từ giao thức mặc định là ADAM ASCII sang Modbus RTU của bộ ADAM-4051 nhé!
Xem thêm:
Như các bạn đã biết, ADAM-4051 là thiết bị công nghiệp hỗ trợ 16 input đầu vào, hỗ trợ cổng truyền thông RS485 và 02 giao thức cơ bản là: Modbus RTU và ADAM ASCII. Theo mặc định là thiết bị ADAM-4051 sẽ hỗ trợ giao thức ADAM ASCII, vậy nếu muốn dùng giao thức Modbus RTU thì ta cần phải thực hiện các thao tác sau để chuyển:
Như vậy, chúng ta đã chuyển đổi thành công giao thức mặc định của Advantech là ADAM ASCII sang Modbus RTU. Bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm và giải pháp, xin vui lòng liên hệ BKAII để được tư vấn miễn phí!
Xem thêm:
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Trong quá trình phân phối sản phẩm ADAM-4510I, ADAM-4520 ra thị trường, BKAII đã nhận được rất nhiều phản hồi từ Khách hàng về câu hỏi: Làm thế nào để truyền dữ liệu từ cổng RS485 sang cổng RS422 và ngược lại? Để thuận tiện hơn cho việc sử dụng sản phẩm của khách hàng, Hôm nay BKAII sẽ hướng dẫn các bạn cách để truyền dữ liệu từ hai cổng RS485,RS422 cho nhau thông qua bộ chuyển đổi ADAM-4520 hoặc ADAM-4510 nhé!
Xem thêm:
Như các bạn đã biết, ADAM-4520 là bộ chuyển đổi tín hiệu từ RS232 sang RS485 hoặc RS422, còn bộ ADAM-4510I là bộ repeater RS485/422, nhưng hai bộ lại không thể chuyển đổi dữ liệu từ RS485 sang RS422 được. Vậy, để giải quyết bài toán đó, hôm nay BKAII sẽ chia sẻ với các bạn 02 cách như sau:
Cách 1: Sử dụng 01 bộ RS485/RS422 repeater ADAM-4510I theo mô hình đấu nối như ở dưới :
ADAM-4510I
Theo mô hình này, Một thiết bị hỗ trợ cổng RS485 sẽ đấu vào cổng RS485 của bộ ADAM-4510I, còn thiết bị hiện trường hỗ trợ cổng RS422 sẽ đấu vào cổng RS422 của bộ ADAM-4510I. Với kết nối như vậy, hệ thống sẽ chạy và bài toán sẽ được giải quyết.
Cách 2: Chúng ta sử dụng hai (02) bộ ADAM-4520 theo mô hình đấu nối như ở dưới:
ADAM-4520
Theo mô hình này, thiết bị có cổng RS485 sẽ được đấu nối vào cổng RS485 của bộ ADAM-4520 thứ nhất. Sau đó hai bộ ADAM-4520 đấu nối với nhau theo cổng RS232. Và thiết bị hiện trường có cổng RS422 thì được đấu vào cổng RS422 của bộ ADAM-4520 thứ hai. Như vậy là hệ thống sẽ kết nối được.
Trên đây BKAII đã hướng dẫn các bạn 02 cách để chuyển đổi dữ liệu từ cổng RS422 sang RS485 và ngược lại. Bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm và giải pháp, xin vui lòng liên hệ BKAII để được tư vấn miễn phí!
Xem thêm:
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Trong quá trình phân phối sản phẩm ADAM-4541 ra thị trường, BKAII đã nhận được rất nhiều phản hồi từ Khách hàng về câu hỏi: Làm thế nào để kết nối hai thiết bị có cổng serial (1 thiết bị có cổng RS485, một thiết bị có cổng RS232) với nhau thông qua đường truyền cáp quang và bộ ADAM-4541. Để thuận tiện hơn cho việc tra cứu của khách hàng, Hôm nay BKAII sẽ hướng dẫn các bạn cách kết nối giữa các thiết bị có cổng RS232 hoặc RS485 thông qua đường truyền cáp quang và bộ chuyển đổi ADAM-4541 nhé!
Như các bạn đã biết, ADAM-4541 là bộ chuyển đổi tín hiệu từ RS232/485/422 sang quang (Multi-mode) hai chiều của hãng Advantech. Bộ chuyển đổi ADAM-4541 hỗ trợ cả 3 loại cổng vật lý của serial là RS232, RS485 và RS422, tuy nhiên ở chế độ mặc định thì ADAM-4541 là hỗ trợ chuyển đổi cổng RS485.
Chúng ta sẽ lấy ví dụ kết nối từ PLC (hỗ trợ cổng RS485) kết nối về máy tính PC có cổng RS232. Ở đây sẽ có 02 mô hình kết nối như hình dưới:
Ở hình trên, với mô hình 2 sẽ hoạt động bình thường, tuy nhiên sẽ cần thêm 01 bộ ADAM-4520 là bộ chuyển đổi tín hiệu RS232 sang RS485.
Còn với mô hình 1 thì sẽ hoạt động, với điều kiện bộ ADAM-4541 ở phía PC, switch 2 phải được gạt chân DIP9 từ “off” lên “on”
ADAM-4541 hỗ trợ rất nhiều các cài đặt khác nhau cần cấu hình để sử dụng với các ứng dụng, bài toán khác nhau: thay đổi format dữ liệu, chế độ có Ring hay không, RS-232/422, tốc độ baud,…. Ví dụ, switch 1 dùng để lựa chọn, thay đổi format dữ liệu, switch 2 là lựa chọn tốc độ baud rate và chọn cổng RS-232/422 ( DIP9 on là cổng RS232/422, off là cổng RS485), switch 3 là lựa chọn có sử dụng chế độ vòng Ring hay không?
Để biết thêm chi tiết về cách sử dụng hoặc sản phẩm, xin vui lòng liên hệ BKAII để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm:
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Tài liệu này thuộc quyền sở hữu công ty TNHH Tự Động Hóa và Tin Học Công Nghiệp Bách Khoa (BKAII). Bất kỳ sự sao chép, sử dụng và tiết lộ mà không được sự cho phép từ phía công ty là vi phạm pháp luật của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Tài liệu này chỉ được sử dụng cho các thành viên và khách hàng của BKAII.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ GPRS/3G vào tự động hóa không còn xa lạ với các kỹ sư điện. Việc hạ tầng mạng viễn thông được liên tục nâng cấp, thì chất lượng đường truyền GPRS/3G đã tương đối ổn định và đáp ứng nhu cầu trong các bài toán M2M. Chúng tôi, công ty BKAII là một đơn vị tư vấn giải pháp và cung cấp sản phẩm trong lĩnh vực truyền thông công nghiệp với kinh nghiệm lâu năm. Hôm nay, BKAII xin giới thiệu với các bạn giải pháp: “Hệ thống điều khiển và giám sát từ xa 8DI/8DO qua modem ip GPRS/3G”.
Mục đích giải pháp:
Cung cấp cho các kỹ sư điện thêm một giải pháp giúp điều khiển và giám sát từ xa các I/O qua mạng viễn thông GPRS/3G, và đặc biệt là không cần dùng tới PLC. Như vậy, bài toán này phù hợp với các bài toán giám sát online và không đặt cao tính realtime trong điều khiển (bởi do độ trễ của đường truyền là có thể xảy ra, tốc độ vô tuyến tất nhiên sẽ không thể bằng nối dây trực tiếp).
Mô hình bài toán:
Thành phần trong hệ thống:
Hệ thống vẫn đáp ứng các khối cơ bản của một bài toán điều khiển và giám sát thông thường, bao gồm 03 khối: khối thiết bị hiện trường, khối truyền thông và khối máy chủ trung tâm. Chúng ta sẽ làm rõ các thành phần và chức năng của hệ thống:
Thiết bị hiện trường:
Bao gồm các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành, cho ra tín hiệu DI hoặc DO. Đây là các thiết bị hiện trường, đối tượng mà bạn đang cần điều khiển hoặc giám sát.
01 bộ điều khiển và thu thập dữ liệu - PM8DI0:
Sản phẩm PM8DIO là module mở rộng hỗ trợ 8 đầu ra số (8DI) và 8 đầu vào số (8DO) của hãng Procon - Australia được BKAII phân phối tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, thiết bị hỗ trợ chuẩn truyền thông công nghiệp Modbus RTU và cổng giao tiếp vật lý RS485 nên cho phép có thể hoạt động một mình hoặc kết nối với nhiều thiết bị như: PLC, PC, Vi xử lý, máy tính nhúng, ..... giúp bạn có thể giải quyết bài toán thu thập và điều khiển dữ liệu từ xa thông qua đường truyền RS485 một cách dễ dàng. Như vậy, các tín hiệu DI/DO của cảm biến/cơ cấu chấp hành sẽ được đấu vào DIO của bộ PM8DIO.
Ngoài ra, các bạn có thể tự lựa chọn các module I/O phù hợp với bài toán của mình tại đây
Khối truyền thông:
Bao gồm 01 modem GPRS/3G IP modem F2103 (tốc độ GPRS) hoặc F2403 (GPRS/3G). Lưu ý, cần có 01 sim điện thoại có đăng ký dịch vụ gprs hoặc 3g từ nhà mạng.
Modem F2103 sẽ được đặt ở hiện trường và kết nối với bộ PM8DIO qua cổng truyền thông vật lý RS485, dữ liệu sẽ được truyền thông qua mạng GPRS/3G để lên internet và về tới máy tính trung tâm. Về bản chất, modem F2103 sẽ giúp tạo một đường truyền vật lý (hiểu nôm na là một sợi dây RS485 kéo dài) và không can thiệp đến giao thức truyền thông của thiết bị với máy tính (cụ thể ở đây là giao thức Modbus RTU của bộ PM8DIO).
Khối máy chủ trung tâm
Do modem GPRS/3G F2103 luôn “chủ động” kết nối để truyền thông về máy tính theo giao thức TCP/IP, nên tại máy chủ trung tâm cần được trang bị 01 địa chỉ IP tĩnh và public, hai thông số này được cài đặt vào trong F2103 trong lần cấu hình ban đầu. Đồng thời cần NAT 01 port về tới máy tính – định dùng để giám sát. Việc sử dụng IP tĩnh sẽ giúp cho hệ thống hoạt động ổn định vì đây là “địa chỉ” cố định giúp modem gprs/3g F2103 “biết đường” tự tìm đến.
Tại máy chủ trung tâm, có 02 cách để đón dữ liệu:
Sau khi đón được dữ liệu, bạn hoàn toàn chủ động giao tiếp với thiết bị PM8DIO qua giao thức truyền thông công nghiệp Modbus RTU. Ở đây, bạn có thể tự lập trình phần mềm điều khiển giám sát trung tâm qua nhiều ngôn ngữ lập trình như: C#, C++, Visual basic,… hoặc sử dụng OPC để kết nối với các phần mềm SCADA của các nhà cung cấp khác.
Xem thêm bài viết:
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp ích được cho công việc cũng như việc học tập, nghiên cứu của các bạn. Cần thêm thông tin các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Tài liệu này thuộc quyền sở hữu công ty TNHH Tự Động Hóa và Tin Học Công Nghiệp Bách Khoa (BKAII). Bất kỳ sự sao chép, sử dụng và tiết lộ mà không được sự cho phép từ phía công ty là vi phạm pháp luật của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Tài liệu này chỉ được sử dụng cho các thành viên và cộng tác viên của BKAII.
Hiện nay, hãng Procon có 03 dòng sản phẩm chính dùng ở thị trường Việt Nam là Promux Module, Probus Module và Prologic Module. Sau đây, BKAII sẽ giới thiệu với các bạn về từng dòng sản phẩm với các thông tin chi tiết về: Các mã sản phẩm của từng loại, khái niệm, các mô hình bài toán áp dụng….
PROMUX MODULE
PROMUX module type:
Khái niệm:
- PROMUX là một hệ thống I/O module tiên tiến, cũng cấp các giải pháp với chi phí thấp và đơn giản cho các hệ thống I/O phân tán.
- Hệ thống PROMUX bao gồm các module đầu vào, đầu ra DIGITAL và ANALOG hoạt động độc lập, kết nối với nhau qua một mạng lưới truyền dữ liệu RS485 với giao thức truyền thông MODBUS RTU. ( có thể là Master hoặc Slave)
- Tất cả các module PROMUX đều được thiết kế để có thể cắm trực tiếp trên đường ray DIN theo tiêu chuẩn.
Ứng dụng:
Một số ứng dụng khác nhau trong đó các PROMUX module có thể được sử dụng như:
Điểm – điểm ( Point to Point)
- Được ứng dụng với những bài toán đơn giản, cấu hình dễ dàng, cho chi phí thấp khi mà các module đầu vào số hoặc tương tự sẽ được truyền đến các module đầu ra số hoặc tương tự ở một vị trí xa trên mạng truyền thông.
- Các module được hỗ trợ với chế độ này:
+ PM16DI to 4 x PM4RO.
+ PM8DIO to PM8DIO.
+ PM8AI/I (or PM8AI/V) to PM8AO.
+ PM8AI/I (or PM8AI/V) to PM8VO.
+ PMDAIO2 to PMDAIO2.
Đa điểm (Complex Point to Point I/O)
- Được ứng dụng với những bài toán cần số lượng lớn I/O được kết nối với nhau tại các điểm trên 1 mạng cho chi phí thấp, cấu hình đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.
- Có thể đặt tối đa 16 module đầu vào số và 8 module tương tự trên mạng. Các đầu vào được truyền đến 1 địa chỉ tương ứng của đầu ra số hoặc tương tự.
- Trong chế độ này, các module được thiết lập ở chế độ Slave, 1 Master là 1 I/O Mapper được sử dụng để truyền đầu vào từ các module đầu vào đến đầu ra trên các module đầu ra.
Mở rộng I/O (I/O Expansion)
- Được ứng dụng với những bài toán cần mở rộng I/O cho các bộ điều khiển như PLC (programmer logic controller). Các bộ PLC được cấu hình là Modbus Master và có sẵn cổng RS485 có thể sử dụng PROMUX module như là I/O từ xa, làm giảm chi phí cáp và tăng I/O của PLC, hiệu quả kinh tế cao.
Thu thập dữ liệu (Data Acquisition)
- Được ứng dụng với những bài toán cần thu thập dữ liệu của 1 hệ thống nơi mà có 1 PC làm Master được kết nối mạng. Có rất nhiều hệ SCADA hỗ trợ giao thức Modbus Master và do đó có thể lấy dữ liệu từ các module đầu vào hoặc gửi dữ liệu xuống các module đầu ra.
- PC được kết nối với một bộ chuyển đổi RS232/485 để kết nối với mạng.
Ethernet
- Được ứng dụng với những bài toán thu thập dữ liệu, mở rộng I/O…. sử dụng giao thức TCP/IP.
- Hãng đã phát triển một bộ chuyển đổ kết nối với một mạng Ethernet tiêu chuẩn 10/100BaseT. Các trình chuyển đổi cung cấp 1 địa chỉ IP mạng và có thể truy cập được 4 máy tính cùng một lúc. Bộ chuyển đổi cho phép máy tính và PLC sử dụng giao thức Modbus TCP để giao tiếp với PROMUX module.
Ứng dụng khác (Other Applycations)
PROMUX Modules có thể kết nối với PC hoặc PLC để giám sát và điều khiển từ xa thông qua radio từ xa sử dụng bộ thu phát RF của bên thứ ba, modem Dial-up hoặc modem GPRS.
PROBUS MODULE
PROBUS module type:
Khái niệm:
- PROBUS là 1 hệ thống I/O module tiên tiến cung cấp 1 giải pháp đơn giản với chi phí thấp, đơn giản cho các hệ thống I/O phân tán.
- Hệ thống PROBUS bao gồm các module đầu vào, đầu ra DIGITAL và ANALOG hoạt động độc lập, kết nối với nhau qua một mạng lưới truyền dữ liệu RS485 với giao thức truyền thông MODBUS RTU. (chỉ được làm Slave)
- Tất cả các module PROBUS đều được thiết kế để có thể cắm trực tiếp trên đường ray DIN theo tiêu chuẩn.
Ứng dụng:
Một số ứng dụng khác nhau trong đó các PROBUS module có thể được sử dụng như:
Mở rộng I/O ( I/O Expansion)
- Ứng dụng với những bài toán mở rông I/O cho bộ điều khiển như PLC. (Programmer Logic Controller).
- Các bộ PLC có hỗ trợ giao thức Modbus, được cấu hình là Modbus Master và có sẵn cổng RS485, có thể sử dụng PROBUS module như là những I/O từ xa, làm giảm chi phí cáp kết nối và tăng khả năng I/O cho PLC với hiệu quả kinh tế cao.
Thu thập dữ liệu (Data Acquisition)
- Ứng dụng với những bài toán cần thu thập dữ liệu của 1 hệ thống nơi mà 1 máy tính cá nhân (PC) được kết nối với mạng. Có nhiều hệ SCADA hỗ trợ giao thức Modbus Master và nó có thể lấy dữ liệu từ các module đầu vào hoặc gửi dữ liệu đến các module đầu ra.
- PC thì được kết nối với 1 bộ chuyển đổi RS232/485 để kết nối với mạng.
Ethernet
- Được ứng dụng với những bài toán thu thập dữ liệu, mở rộng I/O…. sử dụng giao thức TCP/IP.
- Hãng đã phát triển một bộ chuyển đổ kết nối với một mạng Ethernet tiêu chuẩn 10/100BaseT. Các trình chuyển đổi cung cấp 1 địa chỉ IP mạng và có thể truy cập được 8 máy tính cùng một lúc. Bộ chuyển đổi cho phép máy tính và PLC sử dụng giao thức Modbus TCP/IP để giao tiếp với PROBUS module.
Ứng dụng khác (Other Applycations)
PROBUS Modules có thể kết nối với PC hoặc PLC để giám sát và điều khiển từ xa thông qua radio từ xa sử dụng bộ thu phát RF của bên thứ ba, modem Dial-up hoặc modem GPRS.
PROLOGIC MODULE
PROLOGIC module type:
Khái niệm:
- PROLOGIC là một hệ thống I/O PLC module tiên tiến cung cấp một giải pháp đơn giản với chi phí thấp cho những hệ thống giám sát I/O phân tán.
- Hệ thống PROLOGIC bao gồm các module đầu vào, ra DIGITAL và ANALOG được ghép nối vào và được thiết kế để cắm trực tiếp trên 1 đường ray DIN theo tiêu chuẩn.
- PROLOGIC module không thể hoạt động độc lập, do đó module đầu tiên sẽ là CPU (PL101) hoặc 1 interface (PL100). Module này kết nối và giao tiếp với các module I/O, đồng thời nó cũng là nơi cấp nguồn cho các I/O module hoạt động.
Ứng dụng:
Giống như khái niệm của chúng, PROLOGIC là 1 hệ thống I/O PLC module. Do đó chúng được sử dụng với nhưng bài toán cần mở rộng I/O số và tương tự cho các bộ điều khiển PLC giúp thu nhỏ không gian lắp đặt, chi phí thấp, hiệu quả cao.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Promux Module, Probus Module và Prologic Module. Chúng tôi hi vọng những kiến thức do BKAII cung cấp sẽ hữu ích cho công việc cũng như việc học tập, nghiên cứu của các bạn!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Tài liệu này thuộc quyền sở hữu công ty TNHH Tự Động Hóa và Tin Học Công Nghiệp Bách Khoa (BKAII). Bất kỳ sự sao chép, sử dụng và tiết lộ mà không được sự cho phép từ phía công ty là vi phạm pháp luật của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Tài liệu này chỉ được sử dụng cho các thành viên và khách hàng của BKAII
Như các bạn đã biết, bộ chuyển đổi tín hiệu ATC-1000 là thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ RS232/485/422 sang Ethernet của hãng ATC được BKAII phân phối và sử dụng rộng rãi ở thị trường Việt Nam. ATC-1000 cung cấp một cổng RS232, một cổng RS485/422 và một cổng Ethernet 10/100 Base - T(x).
Mô tả các cổng kết nối của bộ chuyển đổi tín hiệu ATC-1000
Cổng RJ45:
Cổng RS232:
Cổng RS485/442:
Nguồn: Adapter 8-24 VDC – 500mA.
Cấu hình bộ ATC-1000: chuyển đổi RS232/485/422 sang Ethernet
Do bộ ATC-1000 và máy chủ sẽ làm việc với nhau qua mạng Ethernet nên cần cấu hình địa chỉ IP của ATC-1000 và PC phải trong cùng một lớp mạng - cùng một Local Area network.
Bước 1: Cài đặt địa chỉ IP
Theo mặc định của hãng sản xuất, bộ chuyển đổi ATC-1000 sẽ có IP mặc đinh như sau:
Cấu hình địa chỉ IP cho Máy tính:
Ta có thể lần lượt làm các thao tác sau: Start -> Control panel -> Network and Internet -> Network and Sharing center -> Local area Connection -> Properties -> Internet protocol(TCP/IP)Setting PC’s IPaddress: 192.168.2.X ( X có thể là từ 1 đến 254, nhưng không được trùng với địa chỉ của bộ chuyển đổi ATC-1000). Ở đây, ta chọn địa chỉ là 192.168.2.10 như ảnh dưới:
Cấu hình địa chỉ IP cho bộ chuyển đổi ATC-1000:
Từ trình duyệt web, ta đăng nhập địa chỉ mặc định của bộ chuyển đổi ATC-1000 là 192.168.2.1. Sau đó đăng nhập theo các thông tin mặc định như sau:
ID: admin
Pass: system.
Sau đó ta lựa chọn địa chỉ IP của bộ ATC-1000, ở đây chúng tôi vẫn để mặc định là: 192.168.2.1
- Thiết lập kết nối:
Ta chọn cổng serial ( lựa chọn RS232 hay RS485 hay RS422) và các thông số truyền thông tương ứng:
- Lựa chọn chế độ TCP mode cho ATC-1000:
*) Nếu chọn ATC-1000 đóng vai trò là Server:
Telnet Server Client chọn Server
Port number cho cổng giao tiếp (ở đây là 8686)
-> click update để update cấu hình vừa thiết lập.
- Chúng ta sẽ sử dụng phần mềm Hercule trên PC tạo kết nối với ATC-1000 ( PC đóng vai trò Client, ATC-1000 đóng vai trò Server)
Tab Serial: thiết lập thông số giống với thông số ta đã cấu hình “UART control” ở trên
Ở Tab TCP Client:
+ Module IP: điền địa chỉ IP của server. Ở đây là ATC-1000 (192.168.2.1)
+ Port: là port number mà ta đã đặt ở trên. ( ở đây là 8686)
+ Click nút Connect -> hiện “connected to 192.168.2.1” là ta đã kết nối thành công -> gửi chuỗi ký tự “công ty TNHH tu dong hoa va tin hoc cong nghiep Bach Khoa”
Như vậy, chúng ta đã test thành công khi set bộ ATC-1000 ở vai trò TCP Server, và máy tính ở vai trò TCP Client.
*) Nếu chọn ATC-1000 đóng vai trò là Client.
Telnet Server Client chọn Client
Port number cho cổng giao tiếp (ở đây là 8686).
Remote IP server address điền địa chỉ IP của server. Ở đây là địa chỉ IP của PC khi ta thiết lập mạng ở bước 1 (192.168.2.10).
-> click update để update cấu hình vừa thiết lập.
- Tiếp tục, chúng ta sẽ sử dụng phần mềm Hercule tạo kết nối với ATC-1000
Mục Serial: thiết lập thông số giống với thông số ta đã cấu hình “UART control” ở trên.
Mục TCP Server:
Port: là port number mà ta đặt ở trên (ở đây là 8686)
-> click Listen để bắt đầu lắng nghe port. -> hiện “….. :192.168.2.1 Client connected” là ta đã kết nối thành công.
Hy vọng, với một vài thao tác đơn giản ở trên, các bạn đã có thể tự cài đặt và sử dụng ATC-1000 trong ứng dụng của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ BKAII!
Xem thêm:
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"
Hiện nay, tại các thành phố đông dân cư, vấn đề quản lý các chỗ đỗ xe, hay quản lý các bãi đỗ xe sao cho hiệu quả, kinh tế và tiện ích cho người dùng,...đang là một bài toán đau đầu với các nhà quản lý đô thị nói chung, và chủ các bãi đỗ/trông giữ xe và các bác tài xế nói riêng.
Với cơ quan quản lý nhà nước, hiện nay mới chỉ dừng lại việc giao cho các công ty quản lý thu phí các điểm dừng /đỗ ô tô trên các tuyến phố. Việc giao quản lý như thế này vẫn còn xảy ra tình trạng giá niêm yết một đằng, giá thu một nẻo. Chưa có cách thức thu thập số liệu, nhu cầu chỗ đỗ theo các thời điểm, khu vực...một cách chính xác để phục vụ bài toán quy hoạch thành phố.
Các chủ bãi trông giữ xe thì không quản lý được số lượng xe vé ngày vào ra, nên chưa tối ưu được hiệu quả, năng suất sử dụng. Nếu tối ưu được việc giám sát thu phí quản lý vé lượt và vé tháng, chủ đầu tư sẽ tính toán hiệu quả sử dụng và bài toán tái đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống hoặc giảm giá thành vé trông xe. Đồng thời giúp tăng năng suất có chỗ đỗ xe cho người dùng.
Còn các bác tài, khi đi xe vào phố làm việc, thì việc tìm chỗ trông giữ xe đúng là cực hình. Nhiều khi đi lòng vòng các nơi cũng không tìm được bãi giữ xe, nếu có tìm được thì nhiều khi cũng hết chỗ đỗ. Việc này gây ra rất nhiều tác động: Làm tắc đường thêm, tốn thêm chi phí xăng xe, gây thêm hiệu ứng lên môi trường... Như vậy, nếu có một phần mềm giúp các bác tài định vị được các điểm trông giữ xe gần đó, và trạng thái còn bao nhiêu điểm trống, cho phép đặt chỗ online nữa thì thật là tuyệt phải không các bạn.
Từ các nhu cầu trên, BKAII thiết nghĩ cần Xây dựng một giải pháp tổng thể toàn diện: hệ thống giám sát và quản lý chỗ đỗ xe trong các đô thị. Hệ thống này liên kết cả cơ quan quản lý nhà nước, các bãi trông giữ xe, và người dùng là các bác tài. Giải pháp này sẽ là một trong tổng thể nhiều giải pháp để xây dựng một thành phố thông minh - Smart City.
Mô hình bài toán sẽ gồm các thành phần sau:
Tại hiện trường: tức là tại các bãi đỗ xe, tại các điểm trông giữ xe được nhà nước cấp phép sẽ được trang bị hệ thống cảm biến với mục đích giám sát tình trạng hiện tại ( số lượng xe đang đỗ, số lượng ô đỗ xe còn trống,....). Cụ thể, tại mỗi ô đỗ xe, sẽ sử dụng 01 cảm biến để giám sát: có xe đỗ ở đó hay không? thời gian bắt đầu đỗ xe,...và dữ liệu được truyền về máy tính trung tâm thông qua công nghệ LoRaWan. Mô hình bài toán nôm na như sau:
Tại phòng giám sát trung tâm: Đặt tại sở giao thông vận tải, toàn bộ giữ liệu các bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe sẽ hiển thị online trên màn hình máy tính trung tâm theo dạng bản đồ GIS, cho phép giám sát online 24/24 về tình trạng : số lượng xe đang đỗ tại các điểm, số lượng ô còn trống, thời gian vào, thời gian xe ra,.... Luồng giao thông dự kiến sẽ gây tắc đường cục bộ, tuyến đường nào dự kiến thông thoáng,..... Những dữ liệu như thế này sẽ cho phép các nhà quản lý nhà nước có thể quy hoạch tối ưu các điểm trông giữ xe, quy hoạch các điểm có lưu lượng hàng ngày đông, vắng ....để có thể ra các chiến lược góp phần giải quyết tình trạng tắc đường, kẹt xe,....
Còn các bác tài: Các bác tài download phần mềm quản lý này trên các ứng dụng điện thoại thông minh. Khi nhập lộ trình điểm đến, hoặc điểm hiện tại của xe, phần mềm sẽ cho biết các điểm đỗ xe nào gần nhất, tiện nhất, còn chỗ trống, và sẽ chỉ đường các bác tới tận nơi. Và hệ thống còn hoàn toàn cho phép thanh toán tự động mà không cần dùng tiền mặt.
Trên đây là ý tưởng do BKAII đề xuất, có thể đúng, có thể sai,...nhưng là với tinh thần cầu thị nên sẵn sàng trao đổi để có thể ra một giải pháp tốt nhất cho cộng đồng. Các bạn lưu ý: Chúng tôi -BKAII không thực hiện giải pháp này, hy vọng sẽ có một đơn vị nào đó có thể triển khai được rộng rãi, liên kết được cả ở các cấp: quản lý - người dùng - các chủ bãi đỗ xe....
>> Xem tiếp: 61 ý tưởng IoT khởi nghiệp giành cho các kỹ sư điện , Ứng dụng IoT trong nông nghiệp Công nghệ cao
Đang có 441 khách và không thành viên đang online