Đối với việc lắp đặt, sửa chữa bất kì hệ thống điện nào, việc xác định dây nóng dây nguội là vô cùng cần thiết, tuy nhiên không phải ai cũng có thể xác định chính xác các loại dây này. Bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn có những tìm hiểu cơ bản về khái niệm, ký hiệu, công dụng của dây nóng, dây lạnh cũng như cách xác định chúng một cách chính xác nhé!
Tại Việt Nam, dòng điện được sử dụng phổ biến là dòng điện xoay chiều 220V. Dòng điện này có 2 cực là cực âm và cực dương và thường được gọi với cái tên là dây nóng (dây pha) và dây lạnh (dây trung tính).
- Dây Nóng (Dây Pha): Đây là loại dây mang dòng điện xoay chiều và luôn chịu áp lực điện. Dây nóng mang điện và dòng điện trên dây này thay đổi theo thời gian. Một số ổ điện có thể không phân biệt rõ chân nóng và chân nguội, đặc biệt là ổ điện hai chân.
- Dây Nguội (Dây Trung Tính): Dây này không mang điện và được nối đất tại nhà máy điện. Nó được sử dụng để cân bằng dòng điện trong hệ thống 3 pha và làm kín mạch trong hệ thống 1 pha.
Theo lý thuyết, dây nguội không gây giật điện vì có cùng điện thế với đất. Tuy nhiên, trong thực tế, cần phải thận trọng và coi dây nguội như dây điện bình thường. Điều này là do dây nguội có điện thế khác với đất và có thể gây giật điện nếu không cân pha điện áp trên dây nguội với dây nóng đúng cách
Ký hiệu và màu sắc của dây nóng, dây nguội
- Dây nóng thường được ký hiệu bằng “P” hoặc “L”.
- Dây nguội thường được ký hiệu bằng “N”.
Màu sắc của dây điện có ý nghĩa riêng, cho phép chúng ta phân biệt giữa dây nóng và dây nguội. Theo tiêu chuẩn IEC và điện lực tại Việt Nam, màu sắc dây điện được quy định như sau:
Đối với hệ thống điện 1 pha:
- Dây nóng có màu đỏ.
- Dây nguội có màu đen, trắng, xanh, hoặc màu khác.
Đối với hệ thống điện 3 pha:
- Pha 1 có màu đỏ.
- Pha 2 có màu vàng hoặc trắng.
- Pha 3 có màu xanh dương.
- Dây nguội có màu đen.
- Dây nối đất (PE) có màu xanh với sọc vàng.
Công dụng của dây nóng và dây nguội
Dây nóng và dây nguội là hai loại dây trong hệ thống điện sử dụng để truyền tải dòng điện xoay chiều.
Dây nóng (dây pha)
- Dây nóng là dây mang dòng điện xoay chiều trong mạch điện.
- Chúng làm nhiệm vụ cung cấp điện cho các thiết bị điện dân dụng như đèn, máy móc, tivi, tủ lạnh,...
- Dây nóng có tác dụng truyền tải dòng điện từ nguồn điện đến thiết bị, giúp chúng hoạt động.
- Dây nóng thường được kết nối với phần dương của các thiết bị điện.
Dây nguội (dây trung tính)
- Dây nguội không mang dòng điện trong mạch điện.
- Chúng có tác dụng cân bằng dòng điện giữa các dây nóng.
- Dây nguội thường được kết nối với phần âm của các thiết bị điện.
- Dây nguội còn được sử dụng để làm kín mạch trong mạch điện 1 pha và cân bằng dòng điện 3 pha.
Cách xác định dây nóng dây nguội
- Cách xác định dây nóng dây nguội bằng bút thử điện
Cách kiểm tra dây nóng dây nguội bằng bút thử điện khá đơn giản. Vì dây nóng luôn có điện và sử mức điện áp là 220V nên khi bút thử điện chạm vào thì đèn báo của bút sẽ sáng lên. Còn dây nguội vốn là dây trung tính không có điện (điện áp gần như bằng 0) nên khi bút thử điện chạm vào sẽ không phát sáng. Tuy nhiên, trong trường hợp kiểm tra mà thấy dây nguội sáng thì nhiều khả năng là đường dây điện có vấn đề. Điều này rất nguy hiểm và tiềm ẩn tai nạn trong quá trình sử dụng.
Lưu ý: Đối với các dòng điện lớn không thể sử dụng được bút thử điện thì chúng ta bắt buộc phải áp dụng cách xác định dây nóng dây nguội bằng đồng hồ.
- Cách nhận biết dây nóng dây nguội thông qua kích thước (tiết diện) dây
Kích thước của dây nóng và dây lạnh là khác nhau. Thông thường, dây nóng sẽ có tiết diện đường kính lớn hơn dây nguội để đảm bảo an toàn khi truyền tải và sử dụng các thiết bị điện.
Trên thực tế, bạn có thể thấy ngay điều này ở các mạng điện hạ thế đầu vào ở đầu cột điện gia đình. Do đó, bạn có thể dựa vào điều này để xác định dây nóng lạnh bằng mắt thường.
- Xác định dây nóng dây nguội dựa vào màu sắc dây
Tùy theo cấp độ nguy hiểm của màu sắc là đỏ – vàng – xanh – đen mà chúng ta có thể xác định được dây nóng và dây lạnh. Dây nguội thường mặc định là dây màu đen. Đi kèm với dây màu đen là các màu còn lại đỏ, vàng thường sẽ là dây nóng.
- Ngoài ra, khi lắp đặt còn dựa vào hướng để nhận biết đâu là dây nóng – dây lạnh. Khi đấu nối thiết bị như CB hướng bên tay trái thường là dây nóng và bên phải sẽ là dây nguội.
Như vậy BKAII đã cùng các bạn có những tìm hiểu chi tiết về dây nóng và dây nguội trong hệ thống điện. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!
Xem thêm:
- Tìm hiểu chung về dòng điện
- Tìm hiểu chung về mối nối dây dẫn điện: khái niệm, phân loại, yêu cầu và quy trình
- Đầu cos nối dây điện là gì? Khái niệm, chức năng và phân loại
- Ống luồn dây điện là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại và ứng dụng
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"