Trong bài viết này, BKAII xin giới thiệu với các bạn việc truyền thông giữa 2 thiết bị là PLC S7-200 và PC. Việc này giúp cải tạo, nâng cấp để sử dụng PLC S7-200 với F2103: GPRS IP Modem, cho phép điều khiển và giám sát hệ thống tự động hóa hoàn toàn từ xa, không bị giới hạn khoảng cách địa lý.

Giới thiệu chế độ Freeport trên PLC S7-200

Chế độ Freeport được sử dụng để điều khiển cổng truyền thông của CPU S7-200 thông qua chương trình của người sử dụng. Ở chế độ Freeport, chương trình CPU sử dụng các ngắt thu (receiveed interrupt), ngắt phát (transmited interrupt) và các lệnh thu (RCV –Receive instruction) , lệnh phát (XMT – Transmit instruction) để điều khiển cổng truyền thông của CPU. Ở chế độ này, giao thức truyền thông được kiểm soát hoàn toàn bởi chương trình của người sử dụng. Các ô nhớ chuyên dụng SMB30 ( đối với port 0) và SMB130 ( đối với port 1) được sử dụng để chọn tốc độ truyền và bit chẵn / lẻ (parity). Chế độ Freeport chỉ hoạt động khi CPU ở trạng thái RUN. Khi CPU ở trạng thái STOP, chế độ Freeport ngưng hoạt động và chế độ truyền thông bình thường được lập lại.

Ứng dụng của chế độ Freeport

Chế độ Freeport cho phép CPU S7-200 giao tiếp với bất cứ thiết bị nào hỗ trợ giao thức truyền thông 10 bit ( 7bit dữ liệu) hoặc 11 bit ( 7 hoặc 8 bit dữ liệu), vì vậy, cho phép kết nối rất nhiều thiết bị khác nhau ( của nhiều nhà sản xuất khác nhau) vào mạng S7-200. Trong trường hợp đơn giản nhất, có thể gởi dữ liệu đến máy in hoặc màn hình chỉ sử dụng lệnh phát XMT. Các ví dụ khác bao gồm giao tiếp với thiết bị đọc bar code, cân điện tử, máy hàn, các bộ cảm biến,... .Trong mỗi trường hợp cần phải viết chương trình hỗ trợ giao thức truyền thông sử dụng bởi thiết bị cần kết nối.

Một ứng dụng quan trọng của chế độ Freeport là có thể sử dụng chế độ Freeport để giao tiếp với cổng nối tiếp của modem GPRS và truyền về  máy tính trung tâm qua mạng GPRS/3G. Qua đó, người sử dụng có thể viết chương trình máy tính ( bằng các ngôn ngữ thông dụng như C, Visual Basic, Delphi,...) để giám sát và điều khiển hoạt động của CPU S7-200 hoặc mạng S7-200.

Các lưu ý về mặt kỹ thuật

Cổng truyền thông của S7-200 là cổng RS-485. Do đó, khi kết nối với các thiết bị sử dụng chuẩn truyền thông khác cần có thiết bị kết nối chuyên dụng để chuyển đổi tín hiệu giữa 2 chuẩn sử dụng.

Trong trường hợp thiết bị cần kết nối sử dụng cổng truyền thông RS-232 có thể sử dụng cáp PC/PPI để kết nối. Tuy nhiên, thời gian quay vòng của cáp PC/PPI phải được tính đến trong chương trình: để đảm bảo không bị mất dữ liệu, mỗi khi dữ liệu được truyền từ cổng RS-232 đến cổng RS-485, việc truyền dữ liệu theo hướng ngược lại phải được trì hoãn một khoảng thời gian tối thiểu bằng thời gian quay vòng của cáp.

Ngoài ra, cổng truyền thông RS-485 của CPU S7-200 chỉ hỗ trợ các tín hiệu thu dữ liệu, phát dữ liệu và yêu cầu gởi (RTS). Các tín hiệu điều khiển CTS, DTR, các tín hiệu bắt tay (handshaking) không được hỗ trợ. Điều này cũng cần được tính đến khi thiết lập kết nối và lập trình sử dụng chế độ Freeport.

Mọi thông tin chi tiết về giải pháp và sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với BKAII để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 903 khách và không thành viên đang online