Để có thể nắm rõ được các cơ chế, yếu tố cần thiết trong hoạt động của hệ thống điện và áp dụng chính xác vào quá trình đo lường điện, ta cần hiểu rõ về các cấp độ đo lường CAT. Bài viết này BKAII cùng các bạn có những tìm hiểu cơ bản nhất về khái niệm, vai trò, phân loại và ứng dụng của các cấp độ đo lường CAT nhé!
CAT (tiếng anh là Category), là một thuật ngữ dùng để chỉ cấp, nhóm hoặc loại trong đo lường điện, CAT được hiểu là các cấp đo điện, có chức năng cung cấp các mức độ bảo vệ khác nhau cho người dùng, đồng thời hạn chế tình trạng quá điện áp.
CAT được Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), hiệp hội tiêu chuẩn Canada (CSA) và hội đồng kỹ thuật điện quốc tế (IEC) thống nhất đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt dành cho các thiết bị đo và kiểm tra điện như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo điện trở cách điện,... sử dụng trong điều kiện điện áp >1000V. Các cấp độ tiêu chuẩn của CAT thường được tính theo những giá trị có trước như điện trở, điện cảm, điện dung mẫu, pin mẫu,...
Vai trò của cấp độ đo lường CAT
Cấp đo lường CAT đóng vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực điện, công nghệ kỹ thuật điện và điện tử. CAT ra đời nhằm mang tới sự bảo vệ tốt nhất cho người sử dụng trong công tác đo lường. Bởi trong quá trình sử dụng điện không có sự kiểm soát sẽ có nhiều sự cố, rủi ro gây nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng người sử dụng.
Hai tác dụng chính mà cấp đo lường CAT mang lại chính là bảo vệ an toàn người dùng và bảo vệ các thiết bị đo khỏi sự cố hỏng hóc. Do vậy, CAT được đưa vào làm tiêu chí đánh giá chất lượng cho các thiết bị đo điện ngày nay.
Phân loại cấp độ đo lường điện CAT
Cấp đo lường điện CAT được chia thành 4 nhóm cơ bản, bao gồm:
- CAT I (cấp độ I)
CAT I bao gồm những mạch điện tử được bảo vệ cẩn thận. Việc đo điện áp từ các mạch thứ cấp sử dụng CAT I sẽ được bảo vệ một cách chắc chắn. Theo đó, mức điện áp phù hợp CAT I so với các đường truyền tín hiệu, các thiết bị đặc biệt hay các phần năng lượng hạn chế của các thiết bị và mạch điện đó sẽ được quy định cùng một số thiết bị điện tử khác.
- CAT II (cấp độ II)
CAT II là cấp bảo vệ cho những phép đo được thực hiện trên những thiết bị cầm tay, các module, thiết bị gia dụng,… CAT II bao gồm các dòng ampe kìm đo điện dân dụng, đo hệ thống điện tòa nhà.
- CAT III (cấp độ III)
Cấp III được áp dụng cho các đường dây phân phối của hệ thống phụ tải. Cấp này gồm các mạch 480V hoặc 600V ví dụ như mạng điện 3 pha, mạch phân phối chính, trung tâm điều khiển động cơ, trung tâm cung cấp điện cho phụ tải nhỏ và tủ phân phối…
Hầu hết các phụ tải thường được xếp vào cấp độ CAT III này, chủ yếu là phụ tải lớn mà chính bản thân nó cũng có thể tự tạo ra được các xung quá áp đỉnh nhọn trong một khoảng thời gian ngắn. CAT III sẽ là những loại ampe chất lượng cao với khả năng đo điện công nghiệp.
- CAT IV (cấp độ IV)
CAT IV liên quan đến đầu nguồn cung cấp điện cho hệ thống. Nhóm CAT IV bao gồm có các đường dây truyền tải điện đến các công trình, cụ thể đó là những đường dây cáp ở bên ngoài hay bên trên, cũng có thể là dưới đất bởi chúng đều chịu ảnh hưởng lớn từ các tia sét. CAT IV sẽ bao gồm những dòng ampe kìm chuyên nghiệp với khả năng đo điện cao nhất để dùng tại các nhà máy điện, đo dây điện trung thế, cao thế…
Điện áp làm việc |
Quá áp chuyển tiếp |
|||
CAT IV |
CAT III |
CAT II |
CAT I |
|
150V |
4000V |
2500V |
1500V |
800V |
300V |
6000V |
4000V |
2500V |
1500V |
600V |
8000V |
6000V |
4000V |
2500V |
1000V |
12000V |
8000V |
6000V |
4000V |
Trở kháng nguồn |
2 Ohms |
2 Ohms |
2 Ohms |
30 Ohms |
Ứng dụng cấp đo lường CAT trong thiết bị đo điện
Với những tiêu chuẩn về cấp đo lường CAT thì thiết bị đo chỉ có thể được dùng một cách an toàn ở các vị trí CAT IV nơi mà có điện áp so với đất là <300V và ở các vị trí CAT III <600V.
Thiết bị đo đó có thể hoạt động an toàn trên hệ thống phân phối điện 3 pha tại các điểm đo CAT IV nơi mà điện pha tới pha là 400V vì điện áp pha so với đất là 230V. Tất cả các thiết bị đo được thiết kế để đo điện áp ở trạng thái ổn định bình thường nhưng cũng có khả năng chịu được các xung điện áp cao tức thì.
Thiết bị đo đáp ứng tiêu chuẩn CAT cao sẽ được ứng dụng đa dạng ở nhiều môi trường, lĩnh vực
Một lưu ý quan trọng là các thiết bị đo điện thông thường không được thiết kế để chịu được tình trạng quá áp liên tục có thể xảy ra trên lưới điện hoặc trong các môi trường công nghiệp.
Với ampe kìm/ đồng hồ vạn năng thuộc CAT IV, thiết bị thường được ứng dụng cho các mục đích chuyên nghiệp, dùng cho kiểm tra và sửa chữa tại các nhà máy sản xuất, trung tâm thương mại, dịch vụ… Người dùng hoàn toàn an tâm về độ chuyên nghiệp, an toàn nếu thiết bị đạt tiêu chuẩn CAT IV.
Như vậy, BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu cấp độ CAT là gì, các loại CAT, cũng như ứng dụng trong thiết bị đo điện. Từ đó, người dùng có thể nắm rõ được các cơ chế, yếu tố cần thiết trong hoạt động của hệ thống điện và áp dụng chính xác vào quá trình đo lường điện. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!
Xem thêm:
- Tìm hiểu chung về ampe kế: Cấu tạo, nguyên lý, phân loại và chức năng
- Thiết bị đo lường điện là gì? Khái niệm, cấu tạo, vai trò và phân loại
- Tìm hiểu chung về dòng điện
- Dòng rò điện là gì? Khái niệm, nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"