Để có thể sử dụng các thiết bị điện một cách an toàn, hiệu quả và tuổi thọ lâu nhất thì người sử dụng cần đặc biệt quan tâm đến điện áp định mức của các thiết bị sử dụng. Bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn làm rõ các thông tin cơ bản về điện áp định mức như: khái niệm, đặc điểm và khoảng cách an toàn nhé!
Điện áp định mức (còn gọi là điện áp danh định, ký hiệu là Uđm hoặc Udđ) là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện, là cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Nó quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị cùng giá thành của lưới điện
Phân loại
Hiện nay điện áp định mức có thể chia làm 2 loại:
- Điện áp pha: Là phần chênh lệch điện áp giữa 2 dây pha.
- Điện áp dây: Là phần chênh lệch điện áp giữa dây trung tính hay dây tiếp đất với dây pha.
Vai trò của điện áp định mức
Điện áp định mức chính là hiệu điện thế mà thiết bị cần sử dụng trong quá trình vận hành hoạt động, vì thế điện áp định mức chính là một kiểu thông số giới hạn của thiết bị, thông báo cho người dùng biết để đưa ra những lựa chọn kịp thời và làm cho thiết bị hoạt động trong môi trường tốt nhất.
Mỗi thiết bị đều có những điện áp định mức khác nhau nhưng để một thiết bị vận hành tốt và bền thì ta cần phải sử dụng đúng điện áp định mức. Cụ thể có những thiết bị điện áp chỉ 12V nhưng cũng có những thiết bị 220V hoặc 240V. Đây chính là những số liệu cho các kiểu điện áp định mức cho các thiết bị điện. Tuy không nhất thiết bắt buộc phải sử dụng đúng như số liệu mà nhà sản xuất đưa ra nhưng phải sử dụng ở số gần nhất để để đảm bảo thiết bị chạy ở môi trường tốt nhất, tránh hỏng hóc hoặc quá giới hạn.
Ưu điểm của điện áp định mức
Điện áp định mức thông báo những thông tin quan trọng cho người sử dụng để biết được điện áp giới hạn đối với từng thiết bị điện khác nhau. Khi thiết bị điện chạy ở điện áp định mức sẽ làm cho thiết bị điện này được hoạt động ở chế độ tốt nhất và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh dẫn đến quá trình sử dụng thiết bị điện sẽ dài hơn, vì thế mà tuổi thọ của các thiết bị điện cũng sẽ lâu hơn.
Ngoài ra ra điện áp định mức là con số cụ thể để minh chứng cho lượng điện năng tiêu thụ cần thiết thiết cho sản phẩm. Chúng ta có thể để sử dụng điện áp lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện áp định mức, thiết bị vẫn có thể chạy bình thường nhưng nhưng sẽ nhanh bị hư như hoặc giảm chất lượng.
Với ưu điểm lớn nhất chính là các thiết bị điện luôn được đưa ra điện áp định mức có sẵn phù hợp, vì vậy người dùng có thể dễ dàng thấy và nắm bắt được tình hình để có thể điều chỉnh một cách tốt nhất cho thiết bị điện của mình chạy ở môi trường tuyệt vời nhất.
Điện áp định mức như là một hình thức và cũng chính là yêu cầu quan trọng thiết yếu đối với người sử dụng một mốc điện áp lý tưởng đối với thiết bị điện đó. Một số cho trước và yêu cầu người thực hiện phải làm đúng và giống. Điều này sẽ bảo vệ thiết bị điện tránh bị hư hỏng và chạy được lâu dài hơn.
Các cấp điện áp thường gặp
Hiện nay có các cấp lưới điện chính:
- Điện hạ áp với trị số 0.38/0.22 kV: Lưới điện này cực kỳ quan trọng khi nó có thể cấp điện trực tiếp cho các thiết bị sử dụng phục vụ cho đời sống, sản xuất.
- Điện áp trung thế có giá trị lần lượt là 6 kV – 10 kV – 15 kV – 22 kV – 35 kV.
- Tiếp theo là điện áp cao thế với trị số 110 – 220kV.
- Cuối cùng là điện áp siêu cao thế với giá trị 500kV.
Tìm hiểu về điện áp vận hành
Giá trị điện áp vận hành có thể lớn hoặc nhỏ hơn điện áp định mức. Tuy nhiên, chúng thường có một khoảng giá trị giới hạn trong mức cho phép. Trong đó, giới hạn trên được xác định thông qua điều kiện an toàn với đường cách điện bên dưới.
Giá trị Umax thường là Umax= 1,1.Udđ với 6Kv < Udđ , 220Kv.
Hoặc Udđ = 500kV thì = l,05.Udđ.
Giới hạn Umin được quyết định bởi điều chỉnh điện áp ở trạm biến áp. Chúng cần đạt mức đủ để đạt được điện áp đầu ra của biến áp. Mức giới hạn cho phép trong khoảng 5 đến 10%.
Umin =0.9 * Udđ khi Udđ <220kV và Umin = 0.95*Udđ khi Udđ= 500 kV.
Hiện tượng sụp đổ điện áp khá nguy hiểm. Chúng xảy ra khi điện áp ở nút tải xuống thấp dưới 70%.
Khoảng cách an toàn
Khoảng cách an toàn điện gồm trung thế, hạ thế và cao thế đặc biệt quan trọng đối với tính mạng con người và các thiết bị, công trình,... Chỉ khi nắm được khoảng cách này thì chúng ta mới đảm bảo được việc thiết lập, lắp đặt lưới điện đùng theo quy định, từ đó, các tai nạn điện, sự cố điện năng được giảm thiểu.
Trong khoảng 1 của điều 51 luật Điện lực có quy định cụ thể về khoảng cách an toàn phóng điện theo từng cấp. Khách hàng có thể tham khảo bảng này:
Điện áp | <22kV | 35kV | 66-110kV | 220kV | ||
Loại dây | Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | Chung |
Khoảng an toàn | 1.0m | 2.0m | 1.5m | 3.0m | 4.0m | 6.0m |
Khoảng 4 của điều 51 trong luật này thì lại quy định về khoảng cách an toàn từ điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, vật đến công trình lưới điện cao áp. Tiện cho khách hàng theo dõi thì chúng tôi có tổng hợp thành 1 bảng sau:
Giá trị điện áp | Đến 22kV | 35kV | 66kV | 110kV | 500KV |
Khoảng an toàn | 4.0m | 4.0m | 6.0m | 6.0m | 8.0m |
Trên đây là những tìm hiểu cơ bản của BKAII về điện áp định mức. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thể sử dụng các thiết bị điện của mình một cách tối ưu. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!
Xem thêm:
- Tìm hiểu chung về bộ điều khiển tự động hóa khả trình PAC
- Tìm hiểu chung về dòng điện
- Phân loại và những lưu ý khi sử dụng bộ chuyển đổi nguồn điện adapter
- Cách thức lựa chọn động cơ điện phù hợp
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"