Hiện nay có rất nhiều công nghệ mới ra đời giúp người dùng có những trải nghiệm mới mẻ. Công nghệ RFID là một công nghệ hiện nay khá phổ biến trong cuộc sống. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn về công nghệ này qua khái niệm, đặc điểm và nguyên lí hoạt động của RFID nhé!

RFID chính là viết tắt của thuật ngữ Radio Frequency Identification, ta có thể hiểu đây chính là việc nhận dạng qua tần số vô tuyến. RFID là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý từng đối tượng. Công nghệ thẻ RFID cho phép các nhà quản lý tổ chức xác định và quản lý các thiết bị, tài sản . Nó áp dụng cho việc gắn thẻ mục trong các cửa hàng bán lẻ, sử dụng trong hệ thống kiểm kê, khóa thẻ từ trong khách sạn, resort... Các sản phẩm thương mại như ô tô, máy móc hay cả quần áo, hàng tiêu dùng có thể theo dõi từ nhà máy đến khách hàng.

Trong thời đại IoT đang phát triển như hiện nay thì RFID ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng và tiện ích của mình.

Cấu tạo hệ thống RFID

Một hệ thống hay một thiết bị RFID được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản không thể thiếu đó chính là thiết bị phát mã RFID thường hay được nhắc đến với cái tên thẻ RFID và phần thiết bị đọc. Thiết bị đọc này sẽ được gắn antenna phát sóng điện từ, thiết bị phát RFID sẽ được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng nhau.

Đặc điểm

  • Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, không sử dụng tia sáng như mã vạch.
  • Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz 
  • Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào.
  • Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

Nguyên lí hoạt động

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động

Tính bảo mật

Thẻ chip RFID chứa rất nhiều mã nhận dạng khác nhau, thông thường là 32bit tương ứng với hơn 4 tỷ mã số khác nhau. Ngoài ra khi xuất xưởng mỗi thẻ chip RFID được gán một mã số khác nhau . Do vậy khi một vật được gắn chip RFID thì khả năng nhận dạng nhầm vật đó với 1 thẻ chip RFID khác là rất thấp, xác suất là 1 phần 4 tỷ.

Nói chung với cách thức hoạt động như trên thì RFID có độ bảo mật và an toàn rất cao, chúng ta có thể yên tâm sử dụng trong các bài toán giám sát đối tượng.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến công nghệ rất phổ biến hiện nay RFID, để tìm hiểu rõ hơn và tác dụng của chúng với cuộc sống hàng ngày chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở bài viết tiếp theo nhé. Cần thêm thông tin hay có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 623 khách và không thành viên đang online