Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Ngày nay những công nghệ không dây trở nên vô cùng phổ biến. Ta có thể kể đến một số công nghệ tiêu biểu như Li-Fi, RFID, NFC, GPS hay BLE. Đây đều là những công nghệ với những tiến bộ vượt bậc. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về một trong số công nghệ không dây nêu trên, đó là BLE hay Bluetooth Low Energy nhé!

Bluetooth Low Energy (BLE), hay còn được biết đến là “Bluetooth Smart”, công nghệ này được giới thiệu khi BLE 4.0 chính thức được ra mắt. Như vậy từ BLE 4.0 bên cạnh Bluetooth classic, thì chúng ta đã có một người anh em khác là BLE Smart. Hai công nghệ này có những điểm ưu và hạn chế khác nhau, tuỳ vào yêu cầu kỹ thuật mà ta lựa chọn công nghệ cho phù hợp. Bluetooth Low Energy còn được gọi là Bluetooth năng lượng thấp, Bluetooth công suất thấp, là công nghệ mạng cá nhân. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ không dây được giới thiệu, tuy nhiên BLE vẫn được yêu thích sử dụng trong nhiều dự án, với lý do nó có tính tương thích cao với nhiều nền tảng. Đặc biệt với các nền tảng mobile như (iOS, Android,Windows Phone,...).

BLE (Bluetooth 4.0 trở đi) được thiết kế cho các ứng dụng:

  • Siêu tiết kiệm năng lượng, cho phép thiết bị hoạt động trong vài tháng hoặc vài năm chỉ với một viên pin đồng xu (coin-cell battery);
  • Khoảng cách ngắn, hoạt động ổn định trong phạm vi 10m
  • Dữ liệu truyền tải không lớn, thích hợp cho các ứng dụng điều khiển không liên tục, cảm biến.
  • Các ứng dụng điển hình sử dụng BLE như thiết bị theo dõi sức khỏe, beacons, nhà thông minh, an ninh, giải trí, cảm biến tiệm cận, ô tô. Trung tâm của một hệ thống ứng dụng BLE thường là Smart phones, tablets và PCs

Điều gì làm BLE trở nên khác biệt?

  • Sự phát triển mạnh của các thiết bị thông minh dẫn đến nhu cầu kết nối các thiết bị với bên ngoài tăng mạnh. Trong khi BLE được tích hợp trong hầu hết các điện thoại thông minh.
  • Giá thành thấp.
  • BLE cho phép các thiết bị có thể “nói chuyện” với các nền tảng di động hiện đại.
  • Một số thiết bị chỉ cần truyền nhận một lượng nhỏ dữ liệu cho mỗi chu kỳ kết nối và chúng cũng cần tiết kiệm năng lượng, ví dụ như thiết bị theo dõi nhịp tim, thiết bị quản lý trẻ em,…
  • BLE có mô hình dữ liệu tương đối dễ hiểu, không cần chi phí giấy phép với một Protocol stack không quá phức tạp.

Các kiểu thiết bị Bluetooth

Thiết bị BLE gồm hai loại là Bluetooth Smart và Bluetooth Smart Ready.

  • Bluetooth Smart (Single mode): Chỉ có thể giao tiếp với thiết bị Bluetooth Smart hoặc Bluetooth Smart Ready
  • Bluetooth Smart Ready (Dual mode): Có thể giao tiếp được các loại thiết bị Bluetooth như Bluetooth Smart, Bluetooth Smart Ready và Classic Bluetooth.

Các giới hạn chính của BLE

Thông lượng dữ liệu nhỏ:

Tần số điều chế của sóng BLE trong không gian là 1Mbps. Đây là giới hạn trên của thông lượng theo lý thuyết. Tuy nhiên trong thực tế tham số này nhỏ hơn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Khoảng cách gần

Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách truyền thông như môi trường hoạt động, thiết kế anten, vật cản, hướng thiết bị,… BLE tập trung vào các ứng dụng truyền thông trong phạm vi gần.

Với BLE ta có:

  • Khoảng cách lý thuyết: 100m (điều kiện tốt).
  • Khoảng cách khả thi: 30m.
  • Khoảng cách thường được sử dụng: 2-5m.

Xem thêm:

Trên đây là một số tìm hiểu về công nghệ BLE. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 270 khách và không thành viên đang online