Cũng tương tự như hệ thống mạng dây, hệ thống phân chia mạng không dây chủ yếu dự theo phạm vi phủ sóng. Mạng không dây được chia thành nhiều loại mạng tuy nhiên trong phạm vi gia đình hoặc công ty ta chủ yếu làm việc với mạng WLAN (Wireless Local Area Network hay Wireless LAN). Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về mạng WLAN với những công nghệ kết nối thường gặp nhé!
Về cơ bản các kết nối không dây được thiết lập bằng sóng điện từ. Tùy theo mục đích hoạt động mà các dạng kết nối khác nhau sẽ sử dụng các dải tần số khác nhau, đồng thời các thiết bị sử dụng kết nối đó sẽ giao tiếp theo các giao thức khác nhau. Trên thực tế có một số công nghệ phát sóng theo dạng “có hướng” chứ không hoàn toàn “vô hướng” , các phương pháp định danh và bảo mật của từng công nghệ là khác nhau.
Có rất nhiều công nghệ kết nối không dây khác nhau như Wifi, Bluetooth, WiMax, NFC, UWB, EDGE,… nhưng để phù hợp cho hệ thống WLAN cỡ nhỏ ngày nay thì có 4 công nghệ phổ biến nhất.
Wifi
Có thể nói đây chính là công nghệ kết nối gần gũi và phổ biến nhất với chúng ta. Cũng vì tính phổ biến mà đôi khi có sự nhẫm lẫn khiến cái tên Wifi bị lạm dụng để chỉ kết nối không dây nói chung. Lí do mà kết nối Wifi được ưa chuộng như vậy đơn giản là vì khả năng hoạt động hiệu quả trong phạm vi vài chục đến vài trăm mét của các mạng WLAN. Thiết lập kết nối Wifi khá đơn giản, đây có thể coi là một giải pháp tối ưu. Về tốc độ của công nghệ này ngày càng được cải tiến. Những chuẩn công nghệ không ngừng được ra đời. Các chuẩn mới nhất như ac hay ad hiện nay vẫn đang được hoàn thiện và thử nghiệm, tuy nhiên trên lý thuyết tốc độ và tầm phủ sóng của chuẩn n hiện nay cũng đã khá đủ cho các nhu cầu thường nhật. Việc nhiều thiết bị hiện nay hỗ trợ băng tần kép (phát sóng bằng cả 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz cùng lúc với băng thông chia nhỏ) cũng giúp tăng tính ổn định và phân phối tốc độ một cách hiệu quả. Wifi tuy có nhiều những ưu điểm và lợi ích vượt trội nhưng cũng có những nhược điểm đáng chú ý. Đặc biệt cần quan tâm đó chính là tính bảo mật. Tuy có nhiều công nghệ mới ra đời nhưng hiện vẫn chưa đủ bảo mật cho các nhu cầu thường ngày. Hơn nữa với dải tần 2.4GHz khiến sóng wifi dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác: máy bàn không dây, sóng Bluetooth, lò vi sóng, các thiết bị điện khác.
Bluetooth
Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ, trong phạm vi băng tần từ 2,4 đến 2,485 GHz. Về tầm phủ sóng, bluetooth có 3 class: class 1 với tầm phủ sóng gần 100m; class 2 tầm phủ sóng khoảng 10m và class 3 chỉ khoảng 5m. Kết nối Bluetooth thường tốn nhiều năng lượng hơn so với wifi tuy đã được dần cải thiện. Bluetooth đã trải qua khá nhiều phiên bản với những đặc điểm khác nhau: Bluetooth 2.1, Bluetooth 3.1, Bluetooth 3.0, Bluetooth 4.0.
IrDA (Kết nối hồng ngoại)
Đây là một trong những công nghệ kết nối không dây có hướng hiếm hoi với tầm hoạt động ngắn chỉ khoảng 5m. Việc sử dụng IrDA để truyền dữ liệu không còn phổ biến mặc dù ra vẫn thấy chúng được sử dụng trong các thiết bị điều khiển như điều khiển tivi, cũng như được tích hợp trong một số smartphone để phục vụ chức năng điều khiển tương tự. Việc truyền dữ liệu có hướng làm cho tính linh động giảm đi rất nhiều.
Zigbee
Hiện nay Zigbee vẫn còn là một cái tên khá xa lạ với nhiều người tuy nhiên trong tương lai không xa thực sự ta sẽ thấy được tầm quan trọng của công nghệ này. Zigbee ra đời để bổ khuyết cho phần còn thiếu của thế giới mạng: một công nghệ hoạt động trong phạm vi hẹp, tiêu thụ ít năng lượng để phục vụ việc kết nối và quản lý các cảm biến. Đây có thể nói là một công nghệ sẽ gắn liền với Internet of Things. Zigbee sẽ trở nên phổ biến trong các giải pháp ngôi nhà thông minh hoặc các hệ thống tự động. Các thiết bị IOT trong tương lai sẽ phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ kết nối như Zigbee. Công nghệ Wifi hay Bluetooth chủ yếu vẫn chỉ dùng phục vụ con người một cách trực tiếp như hiện nay.
Xem thêm:
- Hiện nay có những loại mạng không dây nào?
- Rủi ro của kết nối không dây nơi công cộng
- Các dạng thiết bị thường gặp trong mạng không dây
- Ưu nhược điểm của các cấu trúc mạng LAN
Trên đây là một số công nghệ không dây cơ bản mà BKAII giới thiệu đến các bạn. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"