Công nghệ roaming wifi là quá trình xử lý các kết nối của một client (thiết bị kết nối wifi như điện thoại, laptop…) khi di chuyển qua lại giữa các access point (AP) có vùng phủ sóng khác nhau, sao cho tín hiệu wifi được tự động chuyển giao trên các AP và giữ cho tín hiệu wifi trên client không bị gián đoạn.

Để triển khai một hệ thống roaming wifi thì bạn cần lưu ý đặc biệt đến các đặc điểm sau:

  • Các AP (access point) phải tạo được vùng giao thoa sóng với nhau vì thế khoảng cách lắp đặt giữa các AP phải được tính toán kỹ lưỡng.
  • Thông tin SSID của các AP phải hoàn toàn trùng khớp (tên mạng wifi, mật khẩu, chế độ mã hóa của mật khẩu).
  • Kênh truyền sóng wifi trên các AP không được trùng nhau để hạn chế nhiễu sóng khi trùng kênh phát.
  • Các AP trong hệ thống roaming nên cùng một hãng sản xuất để các AP đạt được tính tương thích cao nhất.

 Lợi ích công nghệ roaming wifi

Một hệ thống wifi tích hợp công nghệ roaming wifi sẽ đem lại nhiều lợi ích đặc biệt như đảm bảo được tín hiệu wifi của các thiết bị client luôn được liền mạch, không gián đoạn. Bên cạnh đó, quá trình lắp đặt và cấu hình giữa các các AP gần như giống nhau nên giảm được thời gian bảo trì và sửa chữa. Lợi ích nổi bật nhất cảu hệ thống roaming wifi chính là tốc độ kết nối ở các AP ít bị suy hao vì các AP luôn dùng kết nối dây trực tiếp từ switch.

So sánh wifi mesh và roaming wifi

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống roaming wifi cũng như hạn chế việc nhầm lẫn 2 công nghệ roaming wifi và mesh wifi, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về ưu và nhược điểm của hai hệ thống này. Cụ thể như sau:

1. Ưu nhược điểm của wifi roaming

Ưu điểm: Nhược điểm:

- Tiết kiệm thời gian kết nối cho người dùng vì không phải kết nối và dò tìm wifi mỗi khi chuyển vùng.

- Tín hiệu wifi trên các thiết bị client luôn được giữ vững và ít bị gián đoạn khi chuyển vùng giữa các AP.

- Tốc độ mạng trên các AP gần như tương đương nhau.

- Chi phí thi công hệ thống cao khi giá các thiết bị có roaming vẫn rất cao. 

- Đòi hỏi người quản lý hệ thống phải có am hiểu về công nghệ.

2. Ưu nhược điểm của wifi mesh

Ưu điểm: Nhược điểm:

- Vùng phủ sóng rộng lớn và các tín hiệu trong vùng luôn xuyên suốt. 

- Tiết kiệm được thời gian cấu hình, bảo trì và lắp đặt khi chỉ cần cấu hình và quản lý tất cả trên node chính.

- Tín hiệu wifi trên client khi chuyển vùng không có độ trễ.

- Sử dụng băng tần wifi riêng để thực hiện mesh và không gây ảnh hưởng tới tín hiệu wifi cấp cho client.

- Tốc độ mạng wifi trên các node phụ có thể bị suy hao do các node được mesh qua wifi.

- Giá mua sắm thiết bị khá đắt đỏ.

Tóm lại, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt nhất giữa hai hệ thống này qua việc cài đặt và thi công. Cụ thể, wifi mesh thì chỉ cần cấu hình trên một node chính thì các node còn lại sẽ tự đồng bộ. Còn với hệ thống roaming wifi thì bạn cần phải cấu hình riêng lẻ từng AP.

 Nên sử dụng roaming wifi khi nào?

Thông thường, wifi roaming thường được triển khai cho các dự án lớn như thi công wifi cho trung tâm thương mại, resort, bệnh viện, khách sạn, hoặc trong tự động hoá nhà máy như xe agv, robot… Vì các nơi này đòi hỏi tốc độ wifi phải luôn ổn định, tốc độ mạng từng thiết bị AP phải ổn định, tương đương nhau và một hệ thống quản lý lớn, chuyên dụng (thường là quản lý tập trung qua server). Hơn nữa, việc thi công một hệ thống wifi roaming đòi hỏi chi phí lớn và người quản lý phải am hiểu các kiến thức chuyên môn. 

 

 


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 829 khách và không thành viên đang online