Chúng ta đang sống trong một thời đại mà IoT là một thuật ngữ không hề xa lạ. Hàng loạt những ứng dụng công nghệ cao ra đời mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Có thể nói smart home là ứng dụng được quan tâm nhiều nhất của  Internet of Thing. Vậy trong những ngôi nhà thông minh đó sự lựa chọn kết nối nào là hoàn hảo, BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé!

Để xây dựng một ngôi nhà thông minh ta có thể áp dụng một trong hai kiểu kết nối, đó là kết nối có dây và kết nối không dây. Ở mỗi kiểu kết nối này chúng ta sẽ thấy được những ưu nhược điểm và sự phụ hợp cho từng mục đích sử dụng riêng. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về những ưu nhược điểm của kết nối có dây và không dây trong các smart home để từ đó tìm ra phương thức kết nối hoàn hảo nhất.

Công nghệ nhà thông minh có dây

Đối với hệ thống có dây các thiết bị như công tắc, cảm biến, hệ điều khiển âm thanh, ánh sáng,… sẽ có dây LAN được nối trực tiếp từ thiết bị dẫn về tủ điều khiển trung tâm.

Đối với việc kết nối có dây ta có thể thấy một số những ưu điểm:

  • Hệ thống này chắc chắn có thể đảm bảo kết nối cho các công trình lớn. Đối với những tòa nhà lớn hệ thống có dây với việc có thể dẫn dây tới bất cứ đâu dường như là sự lựa chọn duy nhất cho kết nối.
  • Hệ thống có dây sẽ đảm bảo tính nhanh và ổn định cho ngôi nhà bởi vì tất cả các tín hiệu được truyền qua hệ thống dây LAN không bị cản trở hay lỗi như việc sử dụng kết nối không dây. Hơn nữa hệ thống có dây còn có khả năng tải mạnh mẽ, chịu tải được nhiều thiết bị trong cùng một thời điểm.
  • Mạch điện có dây có khả năng tải mạnh mẽ lại có tính ổn định nên sẽ tránh được những rủi ro chập điện.

Tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua những nhược điểm như:

  • Để có thể lắp đặt hệ thống dây LAN lớn như vậy, ta cần phải đục đẽo đường đi. Việc này có thể khá dễ với những công trình đang xây dựng, đối với những ngôi nhà đã hoàn thiện rồi thì đây lại là một vấn đề khá lớn. Hơn nữa việc thi công lắp đặt cũng yêu cầu kĩ thuật rất cao, cũng như phải có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Một vấn đề cũng đáng được lưu tâm, đó chính là chi phí cho hệ thống kết nối có dây khá lớn bởi giá thành cao.

Công nghệ nhà thông minh không dây

Nếu như nhà thông minh có dây sử dụng hệ thống dây mạng LAN thì với những smart home không dây ta thường bắt gặp việc sử dụng sóng Zigbee. Hiện nay Zigbee là công nghệ được sử dụng rất rộng rãi trong ngành tự động hóa và điện thông minh.

Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4. Đây là một loại sóng có tần số ngắn được áp dụng rộng rãi trong việc truyền tín hiệu của nhà thông minh, thiết bị y tế.

Tìm hiểu thêm về Zigbee: Tại đây

Đối với những hệ thống nhà không quá lớn chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Zigbee để kết nối. Trong không gian nhỏ, không có nhiều tường cản, thiết bị sử dụng không nhiều thì sóng Zigbee khá ổn định cho việc vận hành ngôi nhà. Đa số các thiết bị sử dụng Zigbee là công tắc, hệ thống an ninh có tích hợp thu sóng. Những thiết bị này đều có giá khá rẻ và được bán rộng rãi trên thị trường.

Sóng Zigbee mang lại khá nhiều điều thuận tiện cho các ngôi nhà thông minh.

  • Trước tiên có thể kể đến chính là việc lắp đặt khá dễ dàng và thích hợp cho nhiều thiết bị. Việc tích hợp và kết nối với hệ thống an ninh cũng không có gì khó khăn. Với kết nối internet, ta có thể kết nối với các thiết bị bất kì đâu.
  • Với Zigbee ta có hể đóng ngắt các thiết bị hoạt động từ xa, việc này khá thuận tiện cho việc kiểm soát năng lượng. Hệ thống không dây sử dụng khá ít nguồn điện năng trong việc truyền tải điện.

Việc sử dụng Zigbee cũng có những hạn chế nhất định khiến các chuyên gia công nghệ cảnh báo không nên sử dụng hệ thống điện thông minh với sóng Zigbee.

  • Zigbee không thể phủ sóng toàn bộ ngôi nhà dẫn đến tình trạng thiếu ổn định khi vận hành. Khả năng truyền tải có giới hạn, khoảng 10 thiết bị trong 1 thời điểm. Khi ta sử dụng quá nhiều thiết bị cùng lúc sẽ xảy ra tình trạng chập điện.
  • Việc truyển tải tín hiệu lớn không ổn định bằng hệ thống có dây.

Xem thêm:

Việc sử dụng loại kết nối nào cần căn cứ vào đặc tính ngôi nhà và mục đích yêu cầu của chủ nhà. Mỗi cách kết nối này lại có những ưu điểm nhất định. Trên đây là một vài chia sẻ để chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn để có thể lựa chọn kiểu kết nối phù hợp cho mình. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 

 


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 422 khách và không thành viên đang online