Có thể nói điện toán đám mây là một khái niệm không còn xa lạ với mỗi chúng ta khi hàng ngày hàng giờ ta vẫn sử dụng các ứng dụng của hệ thống này. Điện toán đám mây có rất nhiều những vấn đề liên quan cần được hiểu rõ, hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé!

Điện toán đám mây, Internet of Things, trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn Bigdata là những khái niệm được nhắc tới nhiều trong thời đại công nghệ 4.0, thời đại của những nền tảng công nghệ tiên tiến. Để hiểu hết về điện toán đám mây cũng không phải một điều đơn giản. Cloud computing chính là tên tiếng Anh của điện toán đám mây, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng lưới Internet. Đôi lúc ta hay gọi là “đám mây” thay cho “điện toán đám mây”, nhưng thực chất đám mây là một thuật ngữ biểu hiện một nhóm các tài nguyên máy tính, từ cơ sở hạ tầng cho thuê cho đến các dịch vụ trả phí cung cấp khả năng truy xuất đến các ứng dụng thông qua Internet. Hiện nay các “ông lớn” như Google, Facebook, Amazon,… đều dựa vào điện toán đám mây cho các hoạt động của mình.

Ở mô hình này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Nếu như trước đây muốn làm bất cứ thứ gì ta đều phải tự mình thực hiện, tự bỏ tiền đầu tư, muốn lưu dữ liệu phải bỏ tiền mua ổ cứng,… những vẫn đề đó tiêu tốn khá nhiều chi phí và nguồn lực. Điện toán đám mây ra đời giúp phần nào giải quyết việc chúng ta phải tự quản lí phần cứng và phần mềm của mình. Khi cần lưu dữ liệu đã có Google Driver mà không cần quan tâm file của mình đang lưu trên HDD nào, có hỏng hay không,…

Ảnh hưởng của điện toán đám mây.

  • Tiết kiệm chi phí: Với điện toán đám mây chi phí đầu tư triển khai hạ tầng được giảm thiểu, chi phí mua phần cứng, phần mềm, bảo dưỡng, chi phí lắp đặt, chi phí nhân công cũng đều được cắt giảm đáng kể.
  • Sự tiện lợi: với dữ liệu của mình, bạn có thể truy cập chúng mọi lúc mọi nơi, gần như không bị phụ thuộc vào phần mềm hay phần cứng. Với Dropbox, gmail hay google Docs chỉ cần có Internet bạn hoàn toàn có thể truy cập những dữ liệu mong muốn.
  • Tính liên tục, sự an toàn: Dữ liệu nằm trên Dropbox hay những nơi tương tự sẽ có tính an toàn cao hơn rất nhiều. mặc dù không an toàn tuyệt đối bởi vẫn có những rủi ro nhưng tính an toàn vẫn cao hơn rất nhiều so với cách thức lưu trữ truyền thống.
  • Tính bảo mật: Dữ liệu vẫn sẽ nằm trong tài khoản online của bạn nên việc bạn bị mất các thiết bị lưu trữ cũng không cần lo lắng vì không ai có thể lấy dữ liệu của bạn nếu không có mật khẩu.

Với những sự ưu việt kể trên nhưng điện toán đám mây cũng ẩn chứa những hạn chế không mong muốn

  • Mọi thứ đều cần kết nối Internet: Việc sử dụng các dịch vụ sẽ trở nên khó khăn khi kết nối internet gặp vấn đề.
  • Vấn đề về quyền riêng tư: Thực sự bạn vẫn không thể tin tưởng hoàn toàn vào những công cụ lưu trữ online, những dữ liệu quan trọng hẳn vẫn nên cân nhắc trước khi đưa tất cả chúng lên những đám mây.
  • Nỗi lo downtime: không một nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào có thể đảm bảo máy chủ hoạt động 100% liên tục và không gặp vấn đề.

Những lợi ích mà điện toán đám mây đem lại quá hữu ích nên chúng ta thường thờ ơ với những điểm hạn chế này. Sự phát triển không ngừng nghỉ của điện toán đám mây cho ta thấy rõ ràng sức mạnh của công nghệ này.

Xem thêm:

Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến điện toán đám mây, cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 802 khách và không thành viên đang online