Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự đi lên của công nghệ là những xu thế tất yếu. Trí tuệ nhân tạo sẽ chính là một xu thế công nghệ đánh dấu bước ngoặt chuyển mình của cả thế giới. Vậy trí tuệ nhân tạo là gì? Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

Trí tuệ nhân tạo AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence), thường được viết tắt là AI, là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Theo đó khái niệm trí tuệ nhân tạo được áp dụng khi máy móc bắt chước được các chức năng lý trí gắn với trí tuệ con người, ví dụ như học hỏi hay giải quyết các vấn đề.

Những chiếc xe tự lái là một ví dụ điển hình của trí thông minh nhân tạo đang chiếm lĩnh thế giới. Mặc dù ta thường nghe tới trí thông minh nhân tạo đi liền với những robot có đặc điểm giống con người nhưng thực tế AI bao gồm mọi thứ từ những thuật toán tìm kiếm của google tới vũ khí công nghệ cao.

Trí thông minh nhân tạo có nhiều cấp độ, ở cấp độ AI hẹp thì nó được xây dựng để thực hiện một nhiệm vụ ví dụ chỉ có thể nhận diện khuôn mặt, chỉ tìm kiếm trên internet hoặc chỉ để lái xe. Tuy nhiên mục tiêu lâu dài vẫn là xây dựng AI chung, AI toàn năng, nếu như AI ở cấp độ hẹp có thể làm tốt hơn con người ở những nhiệm vụ cụ thể như chơi cờ, làm toán,… thì AI toàn năng sẽ làm tốt hơn con người ở gần như mọi nhiệm vụ cần sự nhận thức.

AI an toàn hay nguy hiểm?

Trong ngắn hạn, mục tiêu đặt ra là khiến cho tác động của AI với xã hội sẽ mang lại lợi ích nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, luật pháp đến các chủ đề kĩ thuật. Thật là hoàn hảo khi AI có thể làm những gì mà bạn muốn làm như điều khiển xe hơi, máy bay, điều hòa nhịp tim, kiểm soát hệ thống điện. Tuy vậy, thách thức đặt ra chính là hạn chế các cuộc chạy đua vũ khí gây hại đến con người.

Một câu hỏi đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra khi AI toàn năng chứng tỏ sức mạnh của mình, thay thế con người ở mọi nhiệm vụ nhận thức. Có thể nói tạo ra AI toàn năng chính là sự kiện lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Con người cần phải lường trước được những mặt trái của AI bằng cách kiểm soát và điều chỉnh các mục tiêu của AI trước khi nó trở nên siêu thông minh.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng một  AI siêu thông minh sẽ không thể hiện cảm xúc của con người như yêu, ghét, thiện ý hay ác ý. Vậy rủi ro của AI nằm ở điểm nào?

  • AI có thể được lập trình để làm những nhiệm vụ phá hủy, gây hại con người. Những vũ khí được lập trình với mục đích tiêu diệt có thể dễ dàng gây thương vong hàng loạt. Hơn nữa một cuộc chạy đua vũ khí AI có thể dẫn đến chiến tranh AI, gây thương vong trên quy mô lớn.
  • AI có thể được lập trình nhiệm vụ có lợi nhưng cách thức mà nó thực hiện nhiệm vụ có thể gây hại đến con người. Ta có thể lấy một ví dụ như: khi bạn yêu cầu chiếc xe của mình đưa bạn đến nhà ga một cách càng nhanh càng tốt nó có thể khiến bạn choáng váng về tốc độ và mất kiểm soát. Hay một ví dụ dễ hình dung hơn, khi bạn giao nhiệm vụ với một dự án địa lí đầy tham vọng, AI có thể hoàn thành nhiệm vụ mà bất chấp sự tàn phá hệ sinh thái. Có thể thấy AI cũng có những “tác dụng phụ” đe dọa cuộc sống con người.

Một AI thông minh có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Mục tiêu chính của nghiên cứu AI an toàn là không bao giờ đặt nhân loại vào những nguy cơ “tác dụng phụ” của AI gây ra.

Xem thêm:

Hi vọng với một vài thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về trí tuệ nhân tạo. Cần thêm thông tin các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 978 khách và không thành viên đang online