Hiện nay chúng ta đã không còn xa lại với những khái niệm về điện toán đám mây tuy nhiên những kiến thức về điện toán ranh giới thì lại vẫn còn rất mới mẻ. Điện toán ranh giới xuất hiện như một bước nhảy vọt của công nghệ máy móc trong thời đại IoT. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về những vấn đề liên quan đến khái niệm này nhé!

Điện toán đám mây hiện nay đang là công nghệ khá được ưa chuộng cho việc lưu trữ dữ liệu. Nhắc lại một chút về công nghệ này, điện toán đám mây hiểu đơn giản là các thông tin sẽ được gửi lên một trung tâm dữ liệu lớn để xử lí sau đó sẽ trả về kết quả tại thiết bị của người dùng cuối. Có một yếu điểm của điện toán đám mây mà ta cần lưu tâm đó chính là việc khi chúng ta soạn thảo, mỗi lần nhập một từ thì ngay lập tức nó sẽ được gửi tới trung tâm dữ liệu ở rất xa, điểm yếu có thể nhận thấy đó chính là việc không đảm bảo tốc độ khi truyền dữ liệu đi xa như vậy. Điện toán ranh giới Edge Computing ra đời để khắc phục yếu điểm đáng nói trên.

Khái niệm "ranh giới" đề cập đến khía cạnh cơ sở hạ tầng tính toán mà nó tồn tại gần với nguồn gốc của dữ liệu. Nó được phân phối bởi kiến trúc và cơ sở hạ tầng IT, nơi mà dữ liệu được xử lý ở ngoại biên của hệ thống mạng, nơi gần nhất dữ liệu gốc. Điện toán ranh giới là phương pháp tối ưu hoá hệ thống điện toán đám mây bằng cách xử lý tính toán dữ liệu tại vùng rìa của mạng, gần với nguồn dữ liệu nhất. Theo đó, công nghệ này lưu trữ và xử lí thông tin quan trọng ngay tại một trung tâm dữ liệu nhỏ trước khi nó được gửi tới trung tâm dữ liệu chính. Đặc biệt có ý nghĩa với các thiết bị IoT, các thiết bị sẽ thu thập dữ liệu thực hiện việc xử lí quan trọng tại local và sau đớ mới chuyển dữ liệu đến đám mây để lưu trữ và xử lí thêm. Như vậy tốc độ truyên tải sẽ được cải thiện và đảm bảo hơn nhiều.

Việc truyền tải dữ liệu lớn khá tốn kém, điện toán ranh giới cho phép xử lí data gần với nguồn và chỉ gửi đi những dữ liệu có liên quan thông qua mạng đến bộ xử lí trung gian.

Ở giữa ranh giới và đám mây là lớp Fog, nó là cầu nối giúp kết nối giữa các thiết bị biên với trung tâm dữ liệu cloud. Điện toán sương mù (Fog computing) đẩy một cách thông minh xuống mức mạng cục bộ của kiến trúc mạng, xử lỹ dữ liệu trong một điểm fog của cổng gateway IoT, đẩy khả năng xử lý tính toán và truyền thông của ranh giới cổng gateway hoặc thiết bị trực tiếp vào thiết bị giống như là các bộ PAC.

Với điện toán ranh giới, bước nhảy vọt trong công nghệ máy móc có ý nghĩa to lớn với toàn ngành công nghiệp, cho phép công ty tối ưu hoá hiệu suất và thời gian hoạt động của thiết bị, tạo hiệu quả tối đa trong mức chi phí giới hạn, đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về lợi ích của điện toán ranh giới.

Lợi ích của điện toán ranh giới

  • Dữ liệu nhạy cảm về thời gian có thể được xử lý ngay tại điểm gốc bởi bộ xử lý cục bộ.
  • Máy chủ trung gian có thể được sử dụng để xử lí dữ liệu gần với vị trí địa lí, gần với nguồn
  • Các máy chủ đám mây có thể xử lí ít dữ liệu nhạy cảm hơn hoặc để lưu trữ dài hạn.
  • Với điện toán ranh giới, các dịch vụ ứng dụng biên giúp giảm lượng dữ liệu được di chuyển, lưu lượng và khoảng cách dữ liệu di chuyển qua đó giảm chi phí truyền tải, nâng cao chất lượng.
  • An toan dữ liệu được cải thiện khi dữ liệu được mã hóa, kiểm tra khi nó vượt qua bức tường lửa và các điểm bảo vệ khác.
  • Khả năng mở rộng của ranh giới tăng lên nhờ hợp lý hoá của các nhóm xử lý CPU khi cần thiết

Xem thêm:

Điện toán ranh giới ra đời khắc phục một số nhược điểm của điện toán đám mây. Trên đây là một số tìm hiểu về công nghệ mới này, cần thêm thông tin gì các bạn nhớ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 805 khách và không thành viên đang online