Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của thông tin và truyền thông với sự gia tăng không ngừng nghỉ của các ứng dụng, sự kết nối trở nên đơn giản ngay cả với khoảng cách xa nhất, đặc biệt là sự bùng nổ của kĩ thuật và các thiết bị không dây. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hệ thống truyền thông với những kênh kết nối cơ bản nhé!
Hiểu đơn giản truyền thông chính là quá trình chia sẻ dữ liệu, chương trình và thông tin giữa hai hoặc nhiều thiết bị truyền thông. Hiện nay với sự tiến bộ không ngừng nghỉ của công nghệ thì đã có rất nhiều các thiết thiết bị hỗ trợ cho quá trình truyền thông, truyền tải dữ liệu.
Một hệ thống truyền thông cơ bản sẽ bao gồm: Thiết bị gửi và nhận, các kênh truyền thông, thiết bị kết nối, các đặc tả truyền dữ liệu. Ở bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn về các kênh truyền thông (kênh kết nối) nhé. Những thành phần khác BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu ở những bài viết tiếp theo.
Kênh kết nối chính là thành phần đảm bảo việc vận chuyển dữ liệu từ nơi này đến nơi khác (từ điểm A đến B). Hiện tại kênh kết nối bao gồm 2 loại cơ bản: kênh kết nối có dây (còn gọi là kết nối vật lí) và kênh kết nối không dây.
Kết nối có dây:
Kênh kết nối này với đặc trưng là việc sử dụng các loại cáp để hỗ trợ cho quá trình kết nối các thiết bị. Các loại cáp đang được dùng phổ biến hiện nay như: cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang. Cáp xoắn đôi chính là các cặp dây đồng xoắn lại với nhau (dây điện thoại), việc truyền qua cáp này có nhược điểm là tốc độ chậm nên chúng dần được thay thế bởi các loại khác. Cáp đồng trục sử dụng một lõi đồng cứng hơn, dung lượng truyền dẫn gấp 80 lần cáp xoắn đôi. Cáp quang là một bó các sợi quang học rất nhỏ, tín hiệu được truyền dẫn với tốc độ ánh sáng, dung lượng truyền gấp 26000 lần cáp xoắn đôi. Hiện nay cáp quang là cáp được sử dụng rộng rãi nhất bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại cáp khác.
Kết nối không dây:
Kết nối không dây chính là loại kết nối sử dụng sóng điện từ để truyền thông tin. Các loại sóng thường được sử dụng như:
Tần số radio: sử dụng sóng radio để truyền dữ liệu bao gồm: Bluetooth là sóng radio tầm ngắn, thường được dùng kết nối các thiết bị gần nhau. Wifi: sóng phổ biến cho các mạng máy tính không dây.
Truyền thông viba: sóng radio tần số cao
Truyền thông vệ tinh: sử dụng các vệ tinh quay quanh trái đất làm các trạm tiếp/phát sóng viba, một ví dụ dễ hình dung có thể kể đến ở đây chính là GPS.
Kết nối không dây hiện nay được dùng một cách rộng rãi, ngày càng có nhiều các thiết bị hỗ trợ kết nối không dây ra đời. Những F2403 modem 3G, F2103 GPRS IP Modem chính là một vài ví dụ cho các thiết bị truyền thông không dây sử dụng sóng 2G, 3G để truyền dữ liệu. Những thiết bị không dây sử dụng các giao thức khác nhau để có thể giao tiếp được với nhau.
Với ưu điểm là sự tiện lợi, khả năng di động, tính hiệu quả, dễ triển khai, khả năng mở rộng, truyền thông không dây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bài toán truyền dữ liệu lại những nơi có địa hình phức tạp, điều kiện thời tiết khó khăn, những nơi mà cáp quang khó có thể tiếp cận.
Xem thêm:
- Vai trò của mạng truyền thông trong công nghiệp
- Mạng truyền thông trong công nghiệp là gì?
- Chuẩn kết nối Ethernet: tốc độ đáng kinh ngạc
- Những vấn đề cơ bản về mạng không dây (kết nối không dây)
Trên đây là một số chia sẻ về các hình thức kết nối trong truyền thông. Hi vọng các bạn đã có thể hiểu thêm về hệ thống truyền thông cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"