Hiện nay những chiếc camera IP không ngừng được cải tiến để đem đến những trải nghiệm thú vị cho người sử dụng. WDR là một tính năng khá ưu việt được tích hợp vào những chiếc camera này. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu một chút về tính năng WDR trên camera IP nhé!
Trước tiên ta cùng tìm hiểu qua về camera IP nhé. Camera IP là loại camera quan sát có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong, sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối internet về máy vi tính, cũng có thể là một thiết bị lưu trữ tín hiệu số như: hệ thống NAS, hệ thống server hoặc đầu ghi hình IP… Camera IP sử dụng giao thức internet mỗi sản phẩm IP này được xây dựng như một hệ thống xử lý độc lập do có bộ vi xử lý được tích hợp bên trong. IP là viết tắt của "Internet Protocol" (giống như là địa chỉ IP trong hệ thống mạng internet). Nghĩa là mỗi 1 camera IP luôn có riêng 1 địa chỉ IP mạng.
Camera IP có thể hoạt động trong môi trường mạng dây hoặc mạng không dây, chúng cho phép giám sát cả ban này lẫn ban đêm. Thiết bị này cho phép thiết lập cấu hình từ xa qua giao diện web, việc này vô cùng thuận tiện cho người quản lí. Camera IP được sản xuất tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn công nghiệp và tích hợp những công nghệ mới nhất, vì vậy đây là loại camera hiện đang được sử dụng rộng rãi.
WDR (Wide Dynamic Range) là công nghệ được trang bị cho camera để cung cấp những bức ảnh rõ ràng trong những điều kiện hay khu vực có một dải nhiễu động lớn bởi ánh sáng. Hiện tượng này xảy ra khi 1 camera nhìn về phía cửa sổ lớn hoặc lối vào có một lượng lớn ánh sáng chiếu vào. Đối với camera không trang bị công nghệ WDR thì hình ảnh camera ghi lại sẽ bị phai màu và rất khó khăn để nhìn rõ hình ảnh.
Những khó khăn này gây ra bởi một khoảng nhiễu động lớn từ các phần từ sáng và tối của căn phòng, khiến camera gặp vấn để với việc xử lý ảnh. Camera WDR trang bị 2 CCD và chụp 2 hình ảnh giống nhau và xử lý chúng cùng nhau để cung cấp những bức ảnh rõ ràng và sáng
Tại sao WDR quan trọng?
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất camera ip hàng đầu thế giới như Sony hoặc Sanyo lại chú trọng đến việc giới thiệu WDR.
Để ghi lại hình ảnh tốt, cần nhất là ánh sáng phải được hướng tới mục tiêu quan sát, tới chủ đề của hình ảnh và không được phép hướng tới ống kính của camera. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có được điều kiện lý tưởng này, trong nhiều tình huống, camera hành trình sẽ phải xử lý tốt các điều kiện khó khăn hơn.
Có thể kể đến một số trường hợp như:
- Trường hợp đối tượng quan sát hoặc mục tiêu quan sát lại ở ngay các vị trí ngược sáng.
- Khu vực camera quan sát thường xuyên có những thay đổi đột ngột về nguồn chiếu sáng, có thể là một đường hầm, một lối đi lên từ hầm để xe.
Các camera WDR thường được sử dụng cho mục đích camera giám sát và trong một số ứng dụng y tế. Trong mục đích giám sát, WDR cho phép camera lọc và hạn chế cường độ sáng mạnh của ánh sáng xung quanh một đối tượng nào đó và như vậy nó sẽ nâng cao khả năng nhận dạng hình ảnh của đối tượng.
Cách sử dụng tính năng WDR
WDR thường được khuyên dùng trong trường hợp ánh sáng rọi vào phòng từ nhiều góc khác nhau. Một camera được đặt trong phòng sẽ có thể nhìn ngược chiều ánh sáng mặt trời rọi vào hoặc một nguồn sáng nhân tạo hướng tới nó. Nếu một camera an ninh trong phòng được quay về hướng cửa sổ hoặc cửa đi lại, thì với tính năng WDR nó sẽ nhìn được các hình ảnh phía sau cánh cửa trong suốt cả ngày. Điều này rất phổ biến trong các nhà hàng và cửa hàng có cửa kính lớn.
WDR – Dynamic capture
Đây là công nghệ WDR mà ở đó các máy ảnh sẽ chụp liên tiếp nhiều tấm hình với độ phơi sáng khác nhau, tập trung vào những vị trí khác nhau. Sau đó các tầm hình này được ghép lại để cho ra một bức hình cuối cùng.
WDR – Forcensic Capture
Đây là công nghệ hoàn toàn mới bao gồm rất nhiều các thuật toán phức tạp để giảm tiếng ồn và tăng chất lượng hình ảnh, để hiện thị từng chi tiết trong hình ảnh một cách tốt nhất có thể.
Khi sử dụng công nghệ Wide Dynamic Range ta có thể dễ dàng có thể điều chỉnh mức độ WDR theo độ tương phản ánh sáng. Việc này hỗ trợ rất nhiều trong việc lắp đặt camera tại những vùng ngược sáng.
Xem thêm:
- Ưu nhược điểm của hệ thống Camera Analog sử dụng cáp đồng trục
- Ưu nhược điểm của hệ thống camera IP
- Các khái niệm cơ bản về camera PTZ
- Camera AHD và HD-SDI và HDCVI: Các khái niệm cơ bản
Trên đây là một số tìm hiểu của BKAII về tính năng khá ưu việt trên các camera IP. Hy vọng với bài viết trên các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức thú vị, hữu ích. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"