PCB đã thành công trong việc đáp ứng nhu cầu thiết bị điện tử có thể phù hợp với các thành phần trong phạm vi nhỏ nhất. PCB là một phần cực kỳ linh hoạt và thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn biết gì về bảng mạch điện tử PCB? Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn có những tìm hiểu cơ bản nhất về bảng mạch in này nhé!

Bảng mạch in hay bo mạch in (printed circuit board – PCB) đôi khi gọi tắt là mạch in, là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện 

PCBs sử dụng các đường dẫn, tấm lót và các tính năng tương tự khác được khắc trên tấm đồng và được phủ lên một bề mặt không dẫn điện. Tụ điện, điện trở và các thành phần khác được hàn trên PCB nếu thích hợp

Hiện nay dễ dàng ta có thể bắt gặp PCB trong nhiều thiết bị điện tử như: TV, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, các bộ phận máy tính như: card đồ họa, bo mạch chủ,… Nó cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: Thiết bị y tế, máy móc công nghiệp, ngành công nghiệp ô tô, chiếu sáng…

Phân loại

Hiện nay có một số PCB được sử dụng, ta nên cân nhắc tìm hiểu để chọn cho mình được loại PCB phù hợp nhất

  • PCB một lớp: PCB một lớp còn được gọi là PCB một mặt. Loại PCB này đơn giản và được sử dụng nhiều nhất vì dễ thiết kế và chế tạo. Một mặt của PCB được phủ một lớp vật liệu dẫn điện bất kỳ. Đồng thường được sử dụng làm vật liệu dẫn điện cho PCB, vì đồng có đặc tính dẫn điện rất tốt
  • PCB hai lớp: PCB hai lớp còn được gọi là PCB hai mặt. Như tên gọi của nó, trong loại PCB này, một lớp vật liệu dẫn điện mỏng ví dụ như đồng nằm ở cả hai mặt trên và dưới của bo mạch. Loại này linh hoạt hơn, chi phí tương đối thấp hơn, và lợi thế quan trọng nhất là kích thước giảm làm cho mạch nhỏ gọn
  • PCB đa lớp: PCB đa lớp có nhiều hơn hai lớp. Có nghĩa là loại PCB này có ít nhất ba lớp dẫn điện bằng đồng. Lớp keo dán bảng được kẹp giữa các lớp cách nhiệt để đảm bảo nhiệt sinh ra sẽ không làm hỏng bất kỳ linh kiện nào của mạch
  • PCB dẻo (flexible PCB): PCB dẻo còn được gọi là mạch Flex. Loại PCB này sử dụng vật liệu dẻo như polymide, PEEK (polyether ether ketone) hoặc màng polyester dẫn điện trong suốt. Bảng mạch thường được gấp hoặc xoắn
  • PCB đáy nhôm (aluminium backed PCB)
  • PCB dẻo - cứng (flex-rigid PCB): là sự kết hợp của PCB dẻo và PCB cứng, gồm các lớp của PCB dẻo gắn với nhiều lớp của PCB cứng. Nó được sử dụng trong điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số và ô tô…

Ngoài ra ta có thể phân loại PCB theo hệ thống lắp ghép (mouting system) có PCB xuyên lỗ (through-hole PCB) và PCB gắn bề mặt (surface-mounted PCB)

Công nghệ tạo mạch in

  • Công nghệ phổ biến nhất và thường gắn với tên PCB, là chế tạo bảng có các đường mạch dẫn điện bằng đồng trên tấm nền cứng cách điện bằng bakelit, hoặc nền chất lượng cao FR-4 (Flame Retardant 4) thường gọi thông tục là "gỗ fip". Tấm mạch ban đầu là tấm nền cách điện có phủ lớp đồng. Hình ảnh đường mạch được vẽ trước và được đưa lên mặt lớp đồng bằng công đoạn in, theo kiểu in ảnh hoặc in lưới, tạo ra lớp phủ cách nước. Sau đó cho ăn mòn hoặc bóc phá phần lớp đồng không dùng đến phần còn lại là các đường mạch.
  • Công nghệ mới là điện tử in (Printed electronics) dùng in phun, in laser, in khắc với đầu in và vật liệu thích hợp, để tạo các lớp, các đường mạch dẫn điện, điện trởtụ điệntranzito,... trên nền cứng hoặc tấm film. Quá trình in phun có thể gồm cả công đoạn phun chất cách điện để ngăn cách các đường dẫn điện ở vị trí chúng vắt qua nhau. Đây là công nghệ in thật sự hơn nhưng lại không coi là tiêu biểu cho mạch in.

Xem thêm:

Trên đây là một số tìm hiểu về bảng mạch điện tử PCB. Hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những kiến thức thú vị, hữu ích. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 686 khách và không thành viên đang online