Tiếp tục là những tìm hiểu về một số linh kiện điện tử quen thuộc và được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn nghiên cứu về một loại linh kiện điện tử được nhắc đến khá nhiều, đó chính là Transistor. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin liên quan đến khái niệm, cấu tạo cũng như phân loại Transistor, những tìm hiểu chi tiết hơn chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở những bài viết tiếp theo nhé!
Cũng giống như tụ điện hay rơ le, transistor cũng là một linh kiện điện tử có vai trò quan trọng trong nhiều bài toán hay ứng dụng. Tên gọi Transistor là từ ghép trong tiếng Anh của "Transfer" và "resistor", tức điện trở chuyển đổi, do John R. Pierce đặt năm 1948 sau khi nó ra đời. Transistor hay còn được gọi là tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, chúng thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một chìa khóa điện tử. Transistor là phần quan trọng nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành phần lớn cấu trúc mạch điện tử ngày nay. Trong mạch điện tử, transistor có vai trò như một cái van cách li điều chỉnh dòng điện, điện áp trong mạch. Những transistor này được ưa thích và sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động cũng bởi khả năng đáp ứng nhanh và chính xác. Ngoài ra các mạch tích hợp hay IC cũng được cấu tạo từ các transistor, có khả năng tích hợp lên đến 1 tỷ transistor trên một diện tích khá nhỏ.
Transistor là loại linh kiện bán dẫn tích cực và chúng cần phải có năng lượng để hoạt động. Tùy theo mục đích sử dụng mà transistor được mắc nối với các loại mạch điện khác nhau.
Cấu tạo Transistor
Hầu hết các loại transistor đều có cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn được ghép với nhau tạo thành 2 mối tiếp giáp P- N. Nếu xếp theo thứ tự PNP ta sẽ có Transister thuận, còn nếu xếp theo thứ tự NPN ta có Transistor ngược.
Về cơ bản, cấu tạo của transistor tương đương với cấu tạo của 2 diode đấu ngược chiều nhau. Đây chính là cấu trúc BJT với 2 loại điện âm và điện dương cùng chạy.
Ba lớp bán dẫn này sẽ kết nối tạo thành 3 cực với lớp giữa là cực gốc (B), 2 lớp bên ngoài được nối ra thành cực phát (E) và cực thu – cực góp (C)
Phân loại
Cũng giống như một số linh kiện điện tử và thiết bị điện khác, transistor cũng được phân loại chủ yếu dựa vào cấu tạo của chúng. Theo đó, ta sẽ chia transistor thành 2 loại cơ bản.
Transistor NPN
Đây là Transistor được cấu tạo từ nối ghép một bán dẫn dương ở giữa hai bán dẫn điện âm. Transistor này được sử dụng trong việc khuếch đại, dùng để điện dẫn trong ngành công nghiệp điện tử hoặc dùng làm cổng số cho điện tử số.
Để loại transistor NPN này hoạt động cần phải sử dụng thêm điện thế để kích hoạt.
Transistor PNP
Đây chính là loại transistor lưỡng cực, được kết hợp từ hai chất bán điện dẫn.
Loại transistor này gồm có: lớp bán dẫn pha tạp loại N (với vai trò cực gốc) và hai lớp bán dẫn loại P
Transistor PNP sẽ được kích hoạt khi cực phát được nối đất và cực góp được nối với nguồn năng lượng.
Xem thêm:
- Nguyên lí hoạt động và ứng dụng thực tế của tụ điện
- Chức năng, ứng dụng, nguyên tắc vận hành rơ le
- Sự đổi mới của kĩ thuật rơ le tĩnh
Trên đây là một vài những tìm hiểu cơ bản nhất về transistor, các bạn nhớ theo dõi bkaii.com.vn để cập nhật thường xuyên các bài viết tìm hiểu chi tiết hơn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"