Mạng không dây ra đời kéo theo sự thay đổi lớn lao trong ngành công nghệ. ở những bài chia sẻ trước BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu những vấn đề cơ bản, nguyên lí hoạt động hay các công nghệ kết nối không dây. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những mô hình mạng không dây tiêu biểu nhé!
Nhắc lại về mạng không dây, Wireless Network là một hệ thống các thiết bị được nhóm lại với nhau, có khả năng giao tiếp thông qua sóng vô tuyến thay vì các đường truyền dẫn bằng dây. Để xây dựng một hệ thống mạng không dây khá đơn giản. Mạng Wireless được thiết kế rất linh hoạt. Khi phát triển một hệ thống bạn có thể lựa chọn một trong nhiều kiểu mô hình đã được hoạch định sẵn. Mạng không dây bao gồm 3 mô hình cơ bản: mô hình mạng độc lập IBSSs (hay còn gọi là mạng Ad-hoc), mô hình mạng cơ sở (BSSs), mô hình mạng mở rộng (ESSs).
Mô hình mạng độc lập (Ad-hoc)
Mạng IBSSs (Independent Basic Service Set) hay còn gọi là mạng ad-hoc, trong mô hình mạng ad-hoc các client liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần thông qua AP nhưng phải ở trong phạm vi cho phép.
Các nút di động (máy tính có hỗ trợ card mạng không dây) tập trung lại trong một không gian nhỏ để hình thành nên kết nối ngang cấp (peer-to-peer) giữa chúng. Các nút di động có card mạng wireless là chúng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau , không cần phải quản trị mạng. Mô hình mạng nhỏ nhất trong chuẩn 802.11 là 2 máy client liên lạc trực tiếp với nhau.
Mô hình mạng Ad-hoc này có nhược điểm lớn về vùng phủ sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng đều phải nghe được lẫn nhau.
Mô hình mạng cơ sở:
The Basic Service Sets (BSS) là một topology nền tảng của mạng 802.11. Các thiết bị giao tiếp tạo nên một BSS với một AP duy nhất với một hoặc nhiều client.
BSS bao gồm các điểm truy nhập AP (Access Point) gắn với mạng đường trục hữu tuyến và giao tiếp với các thiết bị di động trong vùng phủ sóng của một cell. AP đóng vai trò điều khiển cell và điều khiển lưu lượng tới mạng. Các thiết bị di động không giao tiếp trực tiếp với nhau mà giao tiếp với các AP. Các cell có thể chồng lấn lên nhau khoảng 10-15 % cho phép các trạm di động có thể di chuyển mà không bị mất kết nối vô tuyến và cung cấp vùng phủ sóng với chi phí thấp nhất. Các trạm di động sẽ chọn AP tốt nhất để kết nối. Một điểm truy nhập nằm ở trung tâm có thể điều khiển và phân phối truy nhập cho các nút tranh chấp, cung cấp truy nhập phù hợp với mạng đường trục, ấn định các địa chỉ và các mức ưu tiên, giám sát lưu lượng mạng, quản lý chuyển đi các gói và duy trì theo dõi cấu hình mạng.
Mô hình mạng mở rộng:
Mạng 802.11 mở rộng phạm vi di động tới một phạm vi bất kì thông qua ESS. Trong khi một BSS được coi là nền tảng của mạng 802.11, một mô hình mạng mở rộng ESS (extended service set) của mạng 802.11 sẽ tương tự như là một tòa nhà được xây dựng bằng đá. Một ESS là một tập hợp các BSSs nơi mà các Access Point giao tiếp với nhau để chuyển lưu lượng từ một BSS này đến một BSS khác để làm cho việc di chuyển dễ dàng của các trạm giữa các BSS. Access Point thực hiện việc giao tiếp thông qua hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối là một lớp mỏng trong mỗi Access Point mà nó xác định đích đến cho một lưu lượng được nhận từ một BSS. Hệ thống phân phối được tiếp sóng trở lại một đích trong cùng một BSS, chuyển tiếp trên hệ thống phân phối tới một Access Point khác, hoặc gởi tới một mạng có dây tới đích không nằm trong ESS. Các thông tin nhận bởi Access Point từ hệ thống phân phối được truyền tới BSS sẽ được nhận bởi trạm đích
Xem thêm:
- Ưu nhược điểm của mạng không dây
- Các dạng thiết bị thường gặp trong mạng không dây
- Rủi ro của kết nối không dây nơi công cộng
- Hiện nay có những loại mạng không dây nào?
Trên đây là một số giới thiệu về các mô hình mạng không dây thường thấy. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII-Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"