Mạng không dây đã là một đề tài không hề xa lạ với mỗi chúng ta. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta đều sử dụng các thiết bị hoạt động dựa trên mạng không dây như điện thoại thông minh, laptop cá nhân. Vậy thực tế mạng không dây hoạt động như thế nào? Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của mạng không dây nhé!

Trong khi mạng có dây sử dụng cáp để kết nối các thiết bị với nhau như máy tính xách tay hay máy tính để bàn thì mạng không dây cho phép các thiết bị có thể kết nối với mạng mà không cần sử dụng bất kì hệ thống dây nào. Với các điểm truy cập khuếch đại tín hiệu Wifi, các thiết bị dù ở xa bộ định tuyến vẫn có thể kết nối với hệ thống mạng. Mạng có dây có nhiều nhược điểm hơn so với mạng không dây, bất lợi lớn nhất và rõ ràng nhất chính là việc thiết bị được nối với bộ định tuyến. Các mạng có dây sử dụng phổ biến các cáp được kết nối một đầu đến cổng Ethernet trên bộ định tuyến mạng và đầu kia với máy tính hoặc thiết bị khác.

Trước đây người ta cho rằng mạng có dây nhanh hơn và an toàn hơn mạng không dây. Nhưng hiện nay với những cải tiến công nghệ vượt bậc của công nghệ mạng không dây đã tạo nên những thay đổi lớn trong suy nghĩ về tốc độ và sự khác biệt giữa hai loại kết nối trên.

Mạng không dây từ khi xuất hiện đến nay đã có những sự phát triển đáng kinh ngạc. Không những vậy những kết nối không dây cũng thay đổi từng ngày. Trước tiên là sự xuất hiện của GSM (GPRS/2G) thay đổi toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc thế giới và sau đó là sự phát triển mang tính chất dấu mốc của 3G (WCDMA), tiếp theo là những thể hệ kết nối hiện đại hơn ra đời như 4G, 5G.

Mạng không dây hay còn được gọi với cái tên WLAN (Wireness Network) có nguyên lí hoạt động như sau:

Mạng WLAN sử dụng sóng điện từ (vô tuyến và tia hồng ngoại) để truyền thông tin từ điểm này sang điểm khác mà không dựa vào bất kỳ kết nối vật lý nào. Các sóng vô tuyến thường là các sóng mang vô tuyến bởi vì chúng thực hiện chức năng phân phát năng lượng đơn giản tới máy thu ở xa.

Dữ liệu truyền được chồng lên trên sóng mang vô tuyến để nó được nhận lại đúng ở máy thu. Đó là sự điều biến sóng mang theo thông tin được truyền. Một khi dữ liệu được chồng hay được điều chế lên trên sóng mang vô tuyến, thì tín hiệu vô tuyến chiếm nhiều hơn một tần số đơn, vì tần số hoặc tốc độ truyền theo bit của thông tin biến điệu được thêm vào sóng mang. Nhiều sóng mang vô tuyến tồn tại trong cùng không gian tại cùng một thời điểm mà không nhiễu với nhau nếu chúng được truyền trên các tần số vô tuyến khác nhau.

Để nhận dữ liệu, máy thu vô tuyến bắt sóng hoặc chọn một tần số vô tuyến xác định trong khi loại bỏ tất cả các tín hiệu vô tuyến khác trên các tần số khác. Trong một cấu hình mạng WLAN tiêu biểu, một thiết bị thu phát, được gọi một điểm truy cập (AP – access point), nối tới mạng nối dây từ một vị trí cố định sử dụng cáp Ethernet chuẩn. Điểm truy cập (access point) nhận, lưu vào bộ nhớ đệm, và truyền dữ liệu giữa mạng WLAN và cơ sở hạn tầng mạng nối dây.

Một điểm truy cập đơn hỗ trợ một nhóm nhỏ người sử dụng và vận hành bên trong một phạm vi vài mét tới hàng chục mét. Điểm truy cập (hoặc anten được gắn tới nó) thông thường được gắn trên cao nhưng thực tế được gắn bất cứ nơi đâu miễn là khoảng vô tuyến cần thu được. Các người dùng đầu cuối truy cập mạng WLAN thông qua các card giao tiếp mạng WLAN mà được thực hiện như các card PC trong các máy tính để bàn, hoặc các thiết bị tích hợp hoàn toàn bên trong các máy tính cầm tay. Các card giao tiếp mạng WLAN cung cấp một giao diện giữa hệ điều hành mạng (NOS) và sóng trời (qua một anten). Bản chất của kết nối không dây là trong suốt với NOS.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về nguyên lí hoạt động của mạng không dây, cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1860 khách và không thành viên đang online