Có thể nói hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 hay còn gọi là 3G đã được triển khai và trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay tuy đã có sự xuất hiện của 4G nhưng mạng 3G vẫn được sử dụng rộng rãi.

Mạng 3G trong băng tần 1900-2200 MHz được cấp phép cho các nhà mạng như: Viettel, VinaPhone, MobiPone,… Mạng 3G chính là một sự thúc đẩy cho việc phát triển công nghệ thông tin cũng như các thiết bị hiện đại hỗ trợ tại nước ta. Tuy vậy việc lựa chọn công nghệ nào trong số rất nhiều công nghệ 3G để cho phép triển khai với mục đích tiết kiệm chi phí, hiệu quả và mang lại lợi ích cho xã hội lại là một việc không hề đơn giản. Nếu lựa chọn công nghệ không đúng không những lãng phí chi phí đầu tư, hiệu quả thấp mà còn khiến con đường này đi vào ngõ cụt.

Trên thực tế đã có rất nhiều chuẩn công nghệ được đưa ra. Mỗi tiêu chuẩn đều được các tổ chức lớn và một số quốc gia có nền công nghiệp điện tử viễn thông phát triển. Các tiêu chuẩn này đều có những thị phần riêng của mình trong việc chiếm lĩnh thị trường thông tin di động.

IMT-2000 CDMA Direct Spread (WCDMA):

Công nghệ này còn được gọi với tên WCDMA và được chuẩn hóa bới 3GPPP. Công nghệ WCDMA hiện có 2 loại hệ thống là FOMA do NTT phát triển ở Nhật và UMTS được phát triển ở Châu Âu và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu. UMTS chính là sự phát triển lên của họ công nghệ GSM. Chúng cũng là dòng công nghệ chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thông tin di động.

UMTS cho phép tốc độ downlink là 0,384 Mbps (full mobility) và với phiên bản nâng cấp lên HSPA Release thì tốc độ được tăng lên nhiều lần.

UMTS hoàn toàn tương thích ngược với GSM. Nếu một thuê bao UMTS ra khỏi vùng phủ sóng của mạng UMTS và đi vào vùng phủ sóng GSM thì cuộc gọi của thuê bao đó được tự động chuyển giao cho mạng GSM.

WSDMA bao gồm: mỗi kênh vô tuyến có độ rộng 5 MHz tương thích ngược với GSM; chip rate 3,84 Mcps hỗ trợ hoạt động không đồng bộ giữa các cell, truyền nhận đa mã hỗ trợ điều chỉnh công suất dựa trên tỷ số tín hiệu/tạp âm; có thể áp dụng kỹ thuật anten thông minh để tăng dung lượng mạng và vùng phủ sóng, hỗ trợ nhiều kiểu chuyển giao giữa các cell bao gồm soft-handoff, softer-handoff và hard-handoff.

WCDMA cũng là một trong những công nghệ có chi phí đầu tư thấp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên UMTS cũng có một số nhược điểm. Chuyển giao cuộc gọi mới chỉ thực hiện được theo chiều từ UMTS sang GSM mà chưa thực hiện được theo chiều ngược lại. Tần số cao hơn mạng GSM900 nên số lượng trạm BTS dày đặc hơn do đó thời gian xây dựng mạng lâu hơn và chi phí cao hơn mạng GSM.

IMT-2000 CDMA Multi-Carrier (CDMA2000):

CDMA2000 là công nghệ phát triển lên 3G từ họ CDMAOne (IS-95) bởi 3GPP2. Đây là công nghệ cạnh tranh trực tiếp với công nghệ WCDMA trên thị trường thông tin di động. Thiết bị CDMA2000 ở băng tần 1900-2200 MHz trên thế giới mới chỉ có 1 nhà khai thác duy nhất là KDDI của Nhật Bản triển khai. Tại một số nước, các nhà khai thác CDMA2000 cũng đang chuyển hướng sang HSPA. Tại Hàn Quốc, KTF và SK Telecom đã tuyên bố ngừng đầu tư vào mạng CDMA2000

IMT-2000 CDMA TDD:

CDMA TDD bao gồm TD-CDMA và TD-SCDMA.

IMT-2000 FDMA/TDMA:

Công nghệ này còn có tên gọi là DECT, được ETSI phát triển và được triển khai ở một số nước châu Âu, châu á và châu Mỹ cho các hệ thống điện thoại không dây tổng đài cơ quan (PBX) và điện thoại vô tuyến nội thị công cộng

IMT-2000 TDMA Single-Carrier:

Công nghệ này còn được gọi là WUC-136, được phát triển từ tiêu chuẩn IS-136 TDMA.

 IMT-2000 OFDMA TDD WMAN:

Công nghệ này dựa trên tiêu chuẩn 802.16e-2005 hay còn gọi là Wimax di động được IEEE phát triển. Wimax là công nghệ có tiềm năng cạnh tranh cao trong việc cung cấp dịch vụ truy cập không dây băng rộng. Tuy nhiên Wimax có nhược điểm là băng tần cho Mobile Wimax không được thống nhất cao trên toàn cầu như UMTS nên quy mô thị trường bị phân mảnh, dẫn đến chi phí sản xuất cao, thiết bị có giá thành cao

WCDMA chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho mạng 3G ở nước ta. Chúng cũng đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép. Ngày nay có rất nhiều các thiết bị được sản xuất có hỗ trợ GSM và WCDMA. Tiêu biểu có thể kể đến những modem truyền thông: GPRS IP Modem F2103 hoàn toàn phù hợp cho GSM hay WCDMA IP Modem F2403 sử dụng công nghệ truyền WCDMA. Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm khác được sản xuất theo những chuẩn phổ biến này.

Xem thêm:

Trên đây là một số chia sẻ về công nghệ WCDMA, cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 814 khách và không thành viên đang online