Với những lợi ích thiết thực của mình, IoT sẽ len lỏi vào tất cả các ngành, các lĩnh vực trong một vài năm tới. Hôm trước BKAII cũng đã giới thiệu đến các bạn những ứng dụng của IoT vào các lĩnh vực như: smart home, vận tải, kinh doanh bán lẻ, nông nghiệp công nghệ cao,… Hôm nay BKAII sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn ứng dụng của Internet of Thing trong ngành dệt may – một trong những ngành nghề chính đóng góp vào GDP Việt Nam.

Mô hình nhà máy dệt may thông minh

Ảnh minh họa mô hình nhà máy thông minh

Trước tiên ta cần biết mô hình nhà máy thông minh trong ngành dệt may được hiểu như thế nào. Theo Phó Giáo sư Kim Eui Hwa của Đại học Shinhan (Hàn Quốc): Nhà máy thông minh trong dệt - may được hiểu là nhà máy mà ở đó tất cả các thông tin về sản xuất được chia sẻ và sử dụng trong thời gian thực nhằm mục đích tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Mô hình nhà máy thông minh nói chung, áp dụng trong dệt may nói riêng sẽ bao gồm tất cả các khía cạnh hay nói cách khác là các khâu trong quy trình sản xuất từ khi chưa có đơn hàng cho tới khi hoàn thiện sản phẩm và xuất tới các đại lí hay tới tay người tiêu dùng. Smart factory cho người quản lí những cái nhìn rõ nét hơn về nhu cầu người dùng, dự báo, khả năng đặt hàng, lưu lượng sản xuất, tiến độ cũng như kiểm soát được số lượng hàng tồn kho một cách dễ dàng. Các máy móc trong những smart factory sẽ được thiết kế tích hợp những sự tối ưu của IoT, áp dụng các phương thức truyền thông để đưa dữ liệu về cơ quan chủ quản. Khi nói đến đây, ta cũng cần phải quan tâm một vân đề lớn với những nhà quản lí đó là việc chi phí đầu tư cho các thiết bị máy móc thông minh khá đắt đỏ so với điều kiện hiện nay tại nước ta.

Khi IoT được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất ngành dệt may sẽ đem lại sự thống nhất giữa tất cả các khâu, tất cả các bộ phận trong toàn bộ nhà máy doanh nghiệp. Nếu như ở các nhà máy cũ như hiện nay các bộ phận được tách rời nhau với những mục đích khác nhau thì ở smart factory các bộ phận sẽ được tích hợp với nhau qua công nghệ IoT . Tất cả các bộ phận như: văn phòng, công nhân sản xuất, kiểm tra chất lượng, lưu kho, xuất kho,…sẽ được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống chỉnh thể. Nhà quản lí sẽ dễ dàng có thể quản lí các hoạt động đang diễn ra tại nhà máy, cũng như sẽ có những điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng khi phát hiện ra sai sót hay vấn đề tồn đọng trong các quy trình.

Giảm hàng lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

Nếu như trước đây ở khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm thường phát hiện ra nhiều sản phẩm lỗi, không đủ tiêu chuẩn lưu thông thì giờ đây khi IoT xuất hiện sẽ giảm đáng kể lượng hàng lỗi. Vì tất cả các khâu các máy móc đều kết nối với nhau trong một hệ thống, nhà quản lí sẽ dễ dàng phát hiện ra sản phẩm lỗi ngay tại thời điểm có lỗi và sẽ kịp thời khắc phục chứ không cần phải đợi khi hàng hóa sản xuất xong chuyển sang khâu kiểm tra chất lượng. Ước tính khi đưa IoT vào sản xuất lượng hàng lỗi có thể giảm tới 10%.

Chất lượng hàng hóa sẽ được đánh giá thường xuyên, công nghệ sản xuất luôn được cải tiến thay đổi làm cho chất lượng hàng hóa sản xuất ra được nâng cao.

Tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc.

Lợi ích mà IoT đem lại là thế nhưng có không ít doanh nghiệp còn băn khoăn e ngại vấn đề này. Họ còn hoài nghi về việc áp dụng công nghệ IoT như thế nào, chi phí lớn liệu lợi ích có đủ bù đắp,…

Khi áp dụng công nghệ mới hiệu suất làm việc sẽ tăng cao. Nếu trước đây hầu hết các khâu của quá trình sản xuất đều phụ thuộc vào sức lao động của con người nên khó có thể kiểm soát được hiệu suất làm việc. Giờ đây khi có sự xuất hiện của người máy, năng suất lao động có thể tăng nhiều lần, vì một người máy có thể làm việc tương đương từ hai đến ba nhân lực. Đối với các quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ,…năng suất lao động của họ rất cao gần như đạt 100% thì việc áp dụng IoT có thể chưa cho thấy rõ được sự khác biệt nhưng đối với Việt Nam là một khía cạnh hoàn toàn khác. Ở Việt Nam năng suất lao động còn thấp do các nhà máy xí nghiệp dệt may vẫn còn sử dụng nguồn lao động chính là sức lực con người, khi đưa công nghệ IoT vào áp dụng chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi ngoạn mục. Theo các số liệu ước tính khi các nhà máy thông minh xuất hiện, hiệu suất lao động có thể tăng tới 20%.

Một lợi ích cũng rất quan trọng nữa khi ứng dụng IoT phải kể đến là việc tiết kiệm thời gian làm việc và sự linh hoạt trong thời gian biểu. Vào những đợt có đơn hàng may mặc lớn trong nhiều nhà máy người lao động phải tăng ca làm 10-12 tiếng/ngày. Khi có các nhà máy thông minh ta sẽ không còn thấy hiện trạng như vậy nữa. Bước đấu khi áp dụng công nghệ mới sẽ chưa thấy được hiệu quả rõ rệt của việc giảm bớt nhân công bởi còn tồn tại những bất cập, những khó khăn cho khâu vận hành, nhưng khi đã đi vào quy trình tiêu chuẩn thì trong các nhà máy thực sự sẽ không cần quá nhiều lao động như hiện nay.

Áp dụng công nghệ IoT vào sản xuất dệt may hiện đã thành công ở một số quốc gia, tiêu biểu là Hàn Quốc. Việt Nam hoàn toàn có thể học tập và phát triển theo từng bước quá trình của các nước đi trước sao cho phù hợp với điều kiện và văn hóa nước nhà.

Hi vọng vời bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về việc áp dụng IoT trong lĩnh vực dệt may. Cần thêm thông tin các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm bài viết:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1777 khách và không thành viên đang online