Những năm trở lại đây thuật ngữ “công nghiệp 4.0” hay IoT (Internet of Thing) được nhắc tới ở khắp mọi nơi. Xu hướng IoT ngày càng được đẩy mạnh trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Khi máy móc xuất hiện sự thay thế con người là không thể tránh khỏi. Vậy IoT sẽ mang đến những tác động như thế nào với thị trường lao động Việt Nam?

Tác động của xu thế IoT.

Trước tiên ta cần hiểu: “IoT (Internet of Thing) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu, chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu”.

Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2016, tác động của việc đẩy mạnh tự động hóa ảnh hưởng lớn tới Việt Nam đặc biệt đối với ngành may mặc, giày dép và ngành điện tử. Ước tính, 75% số lao động trong ngành điện tử và 86% trong ngành may mặc và giày dép bị rủi ro bởi tự động hoá rơi vào tình trạng có nguy cơ mất việc. Theo đó, tác động của IoT đến các ngành nghề cũng vô cùng lớn. Tác động này trong tương lai không xa sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng cho người lao động khi mà IoT có mặt ở khắp mọi nơi.

Khi khoa học công nghệ xâm nhập sâu vào thị trường lao động, ta sẽ thấy được ưu điểm là các doanh nghiệp sẽ tăng năng suất lao động đáng kể và đi kèm với đó là tối thiểu hóa chi phí. Doanh nghiệp có vẻ như sẽ có lợi rất nhiều khi áp dụng công nghệ IoT, đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào để người lao động “không ai bị bỏ rơi phía sau”?

Đáng chú ý là việc gia tăng bất bình đẳng, bởi sự khác biệt lớn về kĩ năng và thu nhập giữa các nhóm người. Hiện tượng nghèo đói sẽ dẫn tới nguy cơ về người tị nạn và di cư. Có thể nói công việc tay nghề thấp trong ngành sản xuất nằm trong số những công việc dễ bị tổn thương nhất bởi tự động hóa. Đặc biệt với một quốc gia có ưu thế về nhân công trình độ thấp “giá rẻ” như Việt Nam, khi đó sẽ xuất hiện sự phân chia các nhóm người với những trình độ khác nhau.

Tuy vậy cũng phải nhìn nhận một cách khách quan tự động hóa hay IoT cũng có những tác động tích cực đến nhóm người lao động có trình độ cao. Máy móc sẽ không thể thay thế con người khi những công việc yêu cầu sự sáng tạo hay khả năng giải quyết tình huống. Tuy có thể lập trình cho máy móc nhưng có những tình huống cần đến sự linh hoạt của con người. Xã hội cần những người có bộ óc sáng tạo để tạo ra các bộ vi xử lí cho tự động hóa. Nguồn nhân lực từ lao động chân tay, trình độ thấp sẽ bị đào thải nhưng chuyên gia hay nhân lực trình độ cao lại có thể nâng cao hiệu quả làm việc, ngày càng có cơ hội phát triển với mức thu nhập cao hơn.

Tác động của xu hướng IoT là không thể tránh khỏi, vậy hướng đi nào cho chúng ta?

Những lao động trình độ thấp có thể chuyển sang các ngành nghề liên quan đến dịch vụ khách hàng, nơi mà người lao động không thể bị thay thế.

Khi máy móc xuất hiện một số loại hình công việc sẽ biến mất đồng nghĩa là những loại hình công nghệ mới sẽ xuất hiện, việc cần làm của chúng ta là thích nghi và học hỏi, sẵn sàng nắm bắt cơ hội.

Đối với những lao động trình độ thấp, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp một hay nhiều công việc bán thời gian với công việc tự do.

Yêu cầu đặt ra là người lao động phải bắt kịp được thông tin từ thị trường lao động, nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng hiện thời.

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1913 khách và không thành viên đang online