Hiện tại các doanh nghiệp tại Việt Nam thường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lí và sản xuất. Việc áp dụng IoT còn rất hạn chế, tuy nhiên trong tương lai đây sẽ là xu hướng tất yếu khi mà thế giới đang bước vào cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ 4” thời đại của các liên kết thế giới thực và ảo. Việt Nam hiện nay đang cố gắng bắt kịp các xu hướng tiến bộ của thế giới, tuy vậy để áp dụng được công nghiệp IoT thì Việt Nam sẽ phải đương đầu với bộn bề khó khăn và thách thức.

Những lợi ích của IoT sẽ có mặt tại khắp mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực – đó là điều không thể phủ định. Tuy vậy với một nền kinh tế đứng thứ 6 Đông Nam Á như Việt Nam hiện nay ta cũng sẽ thấy được một số những thách thức như: giá thành thiết bị, vùng phủ kết nối, sự linh hoạt, tính bảo mật,... Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn thảo luận về những khó khăn của IoT tại Việt Nam nhé!

Chi phí đầu tư lớn dẫn tới các doanh nghiệp chưa sẵn sàng áp dụng.

Trên thực tế để tạo ra một sản phẩm không khó nhưng chi phí để tiếp thị, thuyết phục cộng đồng sử dụng lại là một vấn đề khó khăn. Hơn nữa, chi phí để quảng bá sản phẩm không lớn nhưng chi phí để tạo ra sản phẩm mẫu lại rất cao. Từ khi lên ý tưởng đến đi vào sản xuất cũng mất khá nhiều thời gian, mà hệ thống phần cứng, thiết bị phụ trợ tại Việt Nam nhiều khi chưa đủ đề đáp ứng.

Vấn đề chính ở đây là do giá thành thiết bị khiến cho các doanh nghiệp còn rụt rè khi áp dụng IoT vào quá trình sản xuất và quản lí của mình.

Tiêu chuẩn chung

Việc thiếu các tiêu chuẩn trong khi lại có rất nhiều giao thức kết nối đang được sử dụng như hiện nay là một cản trở cho IoT phát triển. Các giao thức với mức tiêu thụ năng lượng thấp: LTE, Sigfox, onramp,…được sử dụng rộng rãi mà chưa có chuẩn giao thức rõ ràng. Hiện tại liên minh AllSeen đã được thành lập để xóa bỏ cản trở của việc phát triển Internet of Thing, tuy vậy để Việt Nam có thể xóa bỏ được những khó khăn khi tiếp cận IoT lại là cả một quá trình cần nhiều thời gian và sự nỗ lực bởi lẽ hiện tại Việt Nam cũng chưa có các quy chuẩn rõ ràng cho các thiết bị truyền thông trong IoT.

Nhu cầu của người dùng.

Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, đời sống người dân còn nghèo đói, và trình độ hiểu biết khoa học công nghệ chưa thực sự đồng đều. Bởi thế thuyết phục người dân sử dụng những ứng dụng công nghệ đòi hỏi tư duy và sáng tạo là một điều vô cùng khó khăn. Với tư duy truyền thống và tâm lí ngại thay đổi, sợ tiếp cận cái mới thì việc xu hướng IoT có thể thâm nhập vào từng ngôi nhà Việt là một bài toán không hề dễ dàng. IoT sẽ là tốt hơn cho nhà sản xuất khi họ có thể dễ dàng có được dữ liệu về người dùng thông qua một loạt các ứng dụng, tuy nhiên người dùng phải thấy được những lợi ích từ công nghệ này có thể đáp ứng trong thời gian dài, nếu không họ sẽ bỏ qua.

Vùng phủ kết nối.

 

Ngày nay những thiết bị thông minh như smart phone, ipad, macbook,…được sử dụng vô cùng phổ biến. Người dùng các thiết bị có thể kế nối Internet này luôn hi vọng về vùng phủ hay dung lượng và họ sẽ hài lòng khi các ứng dụng được hoạt động tốt ở bất cứ đâu. Đó là với các kết nối đơn giản mà ta có thể hiểu được, đối với kết nối IoT thì mọi vấn đề trở nên phức tạp hơn, đa dạng hơn với công suất và cường độ lớn hơn. Như vậy một vấn đề cấp thiết đặt ra là các nhà cung cấp mạng phải có phương án nâng cao nỗ lực quản lí và vận hành.

Tính linh hoạt và sự đa dạng.

Tính linh hoạt là rất cần thiết bởi khi có nhiều thiết bị IoT kết nối thì tốc độ kết nối diễn ra nhanh hơn tốc độ kết nối của băng rộng di động hiện tại. Mật độ kết nối thiết bị IoT không đồng bộ sẽ tạo ra những lưu lượng lớn đột ngột. Sự đa dạng cũng đặc biệt quan trọng khi công nghệ IoT yêu cầu sự tương thích giữa các thiết bị với nhau.

Năng lượng Pin.

Càng nhiều thiết bị thông minh ra đời sẽ đòi hỏi lượng tiêu thụ năng lượng lớn. Các nhà sản xuất hiện nay đã quan tâm đến việc tiêu thụ năng lượng của các thiết bị để góp phần giản thiểu sự tiêu hao. Tuy nhiên không phải bất cứ quốc gia nào cũng có thể đáp ứng yêu cầu về việc cung cấp năng lượng.

An ninh và bảo mật.

Với một thế giới kết nối như hiện nay thì việc chỉ ra các điểm yếu của thiết bị là điều vô cùng dễ dàng. Đối với các thiết bị cá nhân có khả năng kết nối internet thì vẫn đề về an ninh, bảo mật thông tin lại là mối quan tâm hàng đầu. Khả năng giao tiếp tự động của các thiết bị IoT làm cho việc đảm bảo sự riêng tư khó khăn hơn rất nhiều. Đây cũng là vấn đề khiến người dùng e ngại khi tiếp cận các phương pháp mới ứng dụng IoT. Đơn giản như chỉ với chiếc đồng hồ thông minh trong smart home mà tất cả các hoạt động trong nhà bạn đều có thể bị ghi lại và kiểm soát.

Xem thêm bài viết:

Hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho công việc hay việc học tập, nghiên cứu của các bạn. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 975 khách và không thành viên đang online