Ở bài viết trước BKAII đã cùng các bạn có những tìm hiểu cơ bản về máy phát điện nói chung. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về một loại máy phát điện được sử dụng phổ biến hiện nay, đó là máy phát điện xoay chiều nhé!
Máy phát điện xoay chiều được hiểu là một thiết bị điện có thể chuyển đổi năng lượng cơ năng thành điện năng dưới dạng của điện xoay chiều. Dòng điện cảm ứng được sinh ra dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ có thể làm thay đổi từ trường trong cuộn dây. Máy phát điện xoay chiều thường sử dụng nam châm vĩnh cửu để tạo từ trường được gọi là magneto.
Cấu tạo máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều được cấu tạo từ 2 phần chính là phần cảm và phần ứng.
- Phần cảm: là một nam châm điện để tạo ra từ trường, thường gọi là Rôto
- Phần ứng: là một cuộn dây tạo ra dòng điện, thường gọi là stato
Bên cạnh hệ thống cấu tạo động cơ thì để hoàn thiện được một chiếc máy phát điện xoay chiều còn có các bộ phận khác như: đầu phát, hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát và hệ thống xả. Kết hợp với bộ nạp ắc – quy, ổn áp, kết cấu khung chính, Control Panel hay thiết bị điều khiển.
Nguyên lý hoạt động
Đối với máy phát điện nói chúng, nguyên lý hoạt động của nó sẽ dựa trên một hiện tượng vật lý đó là hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều. Tiết diện của cuộn dây tăng giảm có thể là do cuộn dây quay tròn hoặc nam châm quay tròn. Nếu chu trình cứ tái diễn liên tục như vậy thì sẽ hình thành nên dòng điện.
Máy phát điện xoay chiều dùng để làm gì?
Những chiếc máy phát điện xoay chiều là một thiết bị cấp nguồn điện có vai trò vô cùng quan trọng và hay gặp trong đời sống hàng ngày. Công dụng chính là dùng để cung cấp nguồn điện dự phòng trong khi mất điện. Ngoài ra cũng dùng để tăng năng lượng điện trong quá trình sản xuất. Đặc biệt chiếc máy phát điện xoay chiều này sử dụng để chỉnh lưu điện áp trong gia đình. Bởi chúng giúp cho quá trình sản xuất và sinh hoạt được diễn ra tốt hơn.
Phân loại máy phát điện xoay chiều
Có hai loại máy phát điện xoay chiều đó là máy phát điện 3 pha và máy phát điện 1 pha. Về cơ bản, hai loại máy này đều là máy đồng bộ và chỉ khác nhau một chút về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.
Máy phát điện 1 pha
Về cấu tạo máy phát điện 1 pha: vẫn gồm hai phần chính là phần ứng và phần cảm.
- Phần cảm gồm hệ thống các nam châm điện. Khi hệ thống này quay sẽ tạo ra từ thông biến thiên..
- Phần ứng bao gồm các cuộn dây điện có kích thước tương đương nhau và cố định tại một vòng tròn.
Tùy theo công suất của máy phát điện mà có thể có phần đứng yên và phần quay khác nhau. Đối với máy phát điện công suất lớn thì phần đứng là cuộn dây, phần quay sẽ là nam châm. Đối với máy phát điện công suất nhỏ thì ngược lại. Phần đứng yên sẽ được gọi là stato và phần chuyển động là roto.
Về nguyên lý vẫn là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Túc là, khi roto quay một suất điện động biến thiên sẽ được tạo ra và khi suất điện động này được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.
Ưu điểm
- Máy có tính năng tự động điều chỉnh rộng và chính xác cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn. Bởi vậy mà chất lượng của máy phát điện 1 pha mang đến luôn được cao hơn.
- Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, linh hoạt dễ dàng di chuyển
- Khi sử dụng không cần đầu tư phòng chuyên dụng để sử dụng.
- Cách sử dụng máy phát điện đơn giản, chỉ cần kết nối trực tiếp nguồn tải vào máy là có thể dùng.
Nhược điểm
- Đối với các dòng máy phát điện 1 pha đời cũ vận hành không đáng tin cậy, không an toàn trong các môi trường rung chấn, rất dễ cháy nổ vì có hệ thống cổ góp, chổi than.
Máy phát điện xoay chiều 3 pha
Về cấu tạo: có cấu tạo tương tự như máy phát điện 1 pha
- Phần cảm (roto) là 1 nam châm điện quay quanh trục cố định để tạo ra một lượng từ trường biến thiên phù hợp
- Phần ứng (stato) gồm 3 cuộn dây lệch nhau 120 độ và giống nhau về kích thước và số vòng.
Ngoài ra còn một số bộ phận khác như: vỏ máy phát, bạc lót, giá đỡ, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, vòng tiếp điện.
Về nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ theo một nguyên lý được lắp đặt sẵn. Khi nam châm bắt đầu quay trong cuộn dây cũng là lúc điện áp được hình thành. Điện áp này sẽ được sinh ra giữa hai đầu của cuộn dây và tạo nên dòng điện xoay chiều.
Ưu điểm
- Nhiên liệu sử dụng tiết kiệm
- Thiết kế chắc chắn, chống rung tốt
- Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, khói bụi,…
- Có thời gian hoạt động liên tục lớn
Nhược điểm
- Kích thước tải trọng lớn gây khó khăn di chuyển
- Bảo hành và sử dụng máy phức tạp, thậm chí cần phải có chuyên viên kỹ thuật vận hành
- Chi phí đầu tư ban đầu cao
Như vậy là BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu khá chi tiết về máy phát điện xoay chiều. Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức thú vị cho các bạn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!
Xem thêm:
- Tìm hiểu chung về dây cáp mạng CAT7
- Tìm hiểu chung về máy phát điện: khái niệm, cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động và những lưu ý khi sử dụng
- Giám sát hệ thống máy phát điện từ xa với I/O thời gian thực để ghi dữ liệu với ioLogik E2242 hãng Moxa
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"