Như các bạn đã biết, bộ chuyển đổi tín hiệu Nport 5110A là bộ chuyển đổi tín hiệu từ RS232 sang Ethernet, Nport 5130A là bộ chuyển đổi tín hiệu từ RS485/RS422 sang Ethernet, Nport 5150A là bộ chuyển đổi tín hiệu từ RS232/485/422 sang ethernet. Đây là ba sản phẩm thông dụng để chuyển đổi từ serial sang ethernet của hãng Moxa, hiện đang được BKAII phân phối rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Để các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm, hôm nay BKAII xin giới thiệu với các bạn về các chế độ hoạt động của các bộ chuyển đổi trên.
Các chế độ hoạt động hiện được hỗ trợ của bộ chuyển đổi tín hiệu Nport 5110A, Nport 5130A, Nport 5150A là: Real Com mode, RFC 2217 mode, TCP server mode, TCP Client mode, UDP mode, Pair connection mode, Ethernet modem mode. Chúng ta sẽ đi lần lượt tìm hiểu từng chế độ, các bạn nhé!
Real Com Mode: Mô hình giải pháp như ở dưới: thiết bị hiện trường được gắn vào cổng serial của bộ Nport 5150A, phía cổng ethernet của bộ chuyển đổi Nport thì kết nối với máy tính thông qua đường truyền Ethernet (cổng RJ45). Trên máy tính, vẫn cho phép người dùng kết nối với thiết bị hiện trường thông qua cổng COM, chứ không phải thông qua giao thức TCP/IP. Bằng cách sử dụng phần mềm NPort Windows Driver Manager, bạn có thể tạo cổng COM và gán ánh xạ cổng COM đó với địa chỉ IP và port.
TCP server Mode
Mô hình hệ thống như hình minh họa ở dưới: Lúc này bộ chuyển đổi tín hiệu Nport (5110A/5130A/5150A) đóng vai trò là TCP server, máy tính trung tâm đóng vai trò là TCP Client. Như vậy, máy tính trung tâm chủ động gửi request kết nối đến bộ Nport theo địa chỉ IP và port của bộ chuyển đổi Nport. Sau khi kết nối được tạo xong, thì dữ liệu hoàn toàn có thể truyền hai chiều.
TCP Client mode
Đây là mô hình hay được sử dụng nhất của các bộ chuyển đổi tín hiệu serial sang ethernet. Cụ thể, với mô hình mình họa ở dưới, bộ chuyển đổi Nport sẽ đóng vai trò là TCP Client, máy tính trung tâm sẽ đóng vai trò TCP server. Như vậy, một máy tính trung tâm có thể cho phép nhiều bộ Nport ở hiện trường kết nối về cùng một lúc. Do bộ chuyển đổi Nport đóng vai trò là client, nên nó sẽ có nhiệm vụ chủ động gửi yêu cầu kết nối đến máy tính trung tâm. Khi máy tính kết nối trung tâm đồng ý kết nối, thì sẽ là tạo được đường truyền vật lý thông hai chiều, giúp giao tiếp giữa phần mềm trên máy tính và bị hiện trường một cách bình thường.
UDP mode
UDP mode là chế độ hoạt động tương tự TCP mode nhưng nhanh và hiệu quả hơn. Ở chế độ UDP, bộ Nport và máy tính trung tâm không cần phải tạo/yêu cầu kết nối, dữ liệu cứ đẩy không cần quan tâm đến thiết bị kia có sẵn sàng nhận hay không.
Pair connection mode
Thông thường chuẩn kết nối RS232 kéo dài được khoảng 15m, nhưng với 2 bộ Nport 5110A/5130A/5150A thì sẽ kéo dài đường truyền RS232 thông qua đường truyền ethernet. Ví dụ: hiện tại có một thiết bị A tại hiện trường kết nối với máy tính B, nếu giờ muốn kéo dài đường truyền thì sẽ gắn vào thiết bị A,B mỗi bộ một bộ Nport (kết nối vào cổng RS232), và hai đầu còn lại của 2 bộ Nport được kết nối với nhau qua đường truyền ethernet (dây LAN).
Xem thêm:
- Giải pháp xây dựng hệ thống giao thông thông minh qua cáp quang Gigabit Ethernet tại Mỹ với switch EDS-510A-T và NPort 6450-T hãng Moxa
- Giải pháp tùy chỉnh hàng loạt trong một nhà máy được kết nối với Nport 5130, IKS-6728A và IKS-G6824A hãng Moxa
- Hướng dẫn Com Mapping trên phần mềm NPort Administration Suite
- Ứng dụng bộ chuyển đổi Nport 5150A trong ứng dụng truyền thông sử dụng giao thức DNP3
- Hướng dẫn cấu hình bộ chuyển đổi tín hiệu Nport 5150A
"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"