Có thể nói đối với những người mới lập trình việc lựa chọn giữa PLC hay mạch vi xử lí vi điều khiển cũng là một vấn đề được đề cập đến khá nhiều. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn có một cái nhìn tổng quát về sự khác biệt giữa PLC và mạch vi xử lí vi điều khiển nhé!
Cả PLC và mạch vi xử lý vi điều khiển đều có điểm giống nhau cơ bản nhất đó chính là đều có khả năng lập trình được để thực hiện một số tác vụ điều khiển những thiết bị trong thực tế dựa trên nền tảng tà sử dụng tín hiệu điện. Để điều khiển được máy móc hoạt động chúng phải có hệ thống ngõ vào bao gồm cảm biến, nút nhấn, công tắc, màn hình HMI để nhập giá trị cài đặt. Đi kèm với đó là thiết bị chấp hành như relay contacter step động cơ…
Về mặt cấu tạo thì cả mạch vi xử lý vi điều khiển và plc đều được cấu tạo chính bởi một CPU vi xử lý trung tâm có thể lập trình được. Tốc độ xử lý của cpu này sẽ đặc trưng bởi tốc độ thực hiện lệnh và bộ nhớ chương trình. Chính vì vậy có thể dễ dàng tìm thấy những thông số này khi xem cấu hình một plc hay 1 board mạch vi xử lý vi điều khiển.
Sự khác nhau giữa plc và mạch vi xử lý vi điều khiển
Sự khác nhau nổi bật nhất giữa plc và mạch vi xử lý vi điều khiển đó chính là nền tảng thiết kế cơ bản của hai thiết bị này hoàn toàn khác nhau nhằm mục đích phục vụ cho những mảng ứng dụng khác nhau. Đối với plc thuộc dạng thiết bị dùng trong công nghiệp với nhiều đặc điểm thiết kế để hạn chế nhiễu từ nguồn và từ trường để có thể hoạt động tốt trong nhà xưởng, công ty. Còn mạch vi xử lý vi điều khiển chủ yếu chỉ bao gồm cpu nên chưa được xử lý liên quan tới phần chống nhiễu nên chỉ ứng dụng trong một số mô hình hoạt động trong gia dụng hoặc nghiên cứu giảng dạy.
Cũng có thể nói sự khác biệt giữa plc và mạch vi xử lý vi điều khiển năm ở ngôn ngữ lập trình. Khi lập trình plc người ta chủ yếu sử dụng ngôn ngữ lập trình dạng bậc thang ladder mặc dù nhiều loại plc sau này đã hỗ trợ nhiều kiểu lập trình khác nhau gần giống như vi xử lý nhưng ngôn ngữ ladder vẫn được dùng một cách phổ biến nhất. Còn đối với board mạch vi xử lý vi điều khiển thì đa số đều sử dụng ngôn ngữ lập trình là C sau đó sử dụng công cụ biên dịch thành ngôn ngữ máy để đổ vào cpu hoạt động.
Giữa plc và board vi điều khiển vi xử lý còn có sự khác nhau ở giá thành. Một plc có thương hiệu tốt có giá thành từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, trong khi đó thì board vi điều khiển vi xử lý có giá thành chỉ khoảng từ vài trăm đến vài triệu mà thôi.
Khi nào nên dùng plc khi nào nên dùng vi xử lý vi điều khiển?
Đối với một số ứng dụng nhỏ sử dụng nguồn điện DC sử dụng trong gia đình hoặc công sở thì để tiết kiệm tối đa chi phí thì các bạn nên lựa chọn sử dụng board mạch vi xử lý vi điều khiển là tối ưu nhất. Vi điều khiển vi xử lý còn được sử dụng trên những thiết bị nhỏ gọn có tính di động cao như một số thiết bị cầm tay, đồ chơi cho trẻ em hay trên xe đạp điện, xe gắn máy và xe ô tô.
Lưu ý khi sử dụng mạch vi xử lý vi điều khiển thì thường yêu cầu người sử dụng có nhiều kiến thức về linh kiện điện tử để có thể thiết kế và gia công mạch theo từng ứng dụng.
Plc được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trong công nghiệp. Plc xuất hiện hầu hết trong các tủ điện khiển của máy móc dây chuyền sản xuất từ những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ cho đến những nhà máy của những công ty đa quốc gia. Plc thường sử dụng nguồn 24VDC hoặc 220v nên thường ít được sử dụng trên một số thiết bị không dây sử dụng pin.
Khi dùng plc hầu như chỉ cần bỏ tiền ra mua và lập trình mà không cần phải bỏ công nghiên cứu chế tạo board mạch để gắn vi xử lý hay vi điều khiển lên.
Xem thêm:
- Một số lỗi hay gặp khi sử dụng PLC và cách khắc phục
- Ứng dụng của PLC, chuẩn truyền thông phổ biến trên PLC và những lưu ý khi chọn mua PLC
- Phân biệt bộ chia tách sợi quang FBT và PLC
- Tìm hiểu về bộ chia tách quang PLC SPLITTER
Trên đây là một vài chia sẻ về PLC và mạch vi điều khiển vi xử lý, có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"