Chắc hẳn đối với các kĩ sư điện, tự động hóa thì khái niệm rơ le đã không còn xa lạ. Hiện nay những chiếc rơ le được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều bài toán và ứng dụng thực tế. Vậy hiểu như thế nào về những chiếc rơ le? Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số thông tin cơ bản về khái niệm, đặc điểm và phân loại rơ le nhé!

Rơ le là một trong các linh kiện điện tử thụ động rất hay thấy khi chúng ta gặp các vấn đề liên quan đến công suất cần sự ổn định cao. Khái niệm rơ le mà chúng ta hay dùng thực tế là một từ được mượn bởi tiếng Pháp nên tên gọi của nó cũng không hàm chứa định nghĩa như chúng ta hay thấy như ở một số linh kiện điện tử khác. Theo Wikipedia, rơ le được định nghĩa là một công tắc chạy bằng điện. Khác với những công tắc khác cần đến sự tác động của con người thì rơ le được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Nhiều rơ le sử dụng một nam châm điện để vận hành cơ khí công tắc, những nguyên lí vận hành khác cũng được sử dụng chẳng hạn như rơ le trạng thái rắn. Bởi vì được cấu tạo như một công tắc nên nó tồn tại hai trạng thái: đóng và mở.

Rơ le được sử dụng khi cần kiểm soát một mạch điện bằng một tín hiệu công suất thấp (với đầy đủ cách điện giữa kiểm soát và mạch điều khiển), hoặc trong trường hợp một số mạch phải được kiểm soát bởi một tín hiệu. Rơ le được dùng rộng rãi trong trao đổi điện thoại và các máy điện toán thời kỳ đầu với vai trò điều hành mạch logic. Ngoài ra, rơ le còn được dùng nhiều trong các khối máy thu phát.

Rơ le là một thiết bị độc lập khá thông dụng với nhiều dạng và có giá thành tương đối thấp tuy nhiên chúng lại có thể thực hiện nhiều chức năng hữu ích với cuộc sống con người đặc biệt là những ứng dụng trong các nhà máy.

Cấu tạo, cách sử dụng rơ le

Rơ-le bình thường gồm có 6 chân. Trong đó có 3 chân để kích, 3 chân còn lại nối với đồ dùng điện công suất cao.

3 chân dùng để kích

  • +: cấp hiệu điện thế kích tối ưu vào chân này.
  • - : nối với cực âm
  • S: chân tín hiệu, tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ kích rơ-le

Nếu bạn đang dùng module rơ-le kích ở mức cao và chân S bạn cấp điện thế dương vào thì module rơ-le của bạn sẽ được kích, ngược lại thì không.

Tương tự với module rơ-le kích ở mức thấp.

3 chân còn lại

  • COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện, nên mắc vào đây chân lửa (nóng) nếu dùng hiệu điện thế xoay chiều và cực dương nếu là hiệu điện một chiều.
  • ON hoặc NO: chân này nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện xoay chiều và cực dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.
  • OFF hoặc NC: chân này nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng điện xoay chiều và cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.

Phân loại rơ le

Trên thực tế tùy theo từng cách thức mà ta có thể phân loại những chiếc rơ le này. Có một số cách phân loại phổ biến như sau:

Nguyên lí làm việc theo nhóm:

  • Rơ le điện cơ, rơ le điện từ, rơ le điện từ phân cực, rơ le cảm ứng,…
  • Rơ le nhiệt
  • Rơ le từ
  • Rơ le điện từ bán dẫn, vi mạch
  • Rơ le số

Theo nguyên lí tác động:

  • Rơ le có tiếp điểm: Tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm
  • Rơ le không tiếp điểm, rơ le tĩnh: Tác động qua việc thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như điện trở, điện cảm, điện dung,…

Theo cách mắc cơ cấu:

  • Rơ le sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ
  • Rơ le thứ cấp: Mắc vào mạch qua biến áp đo lường hay biến dòng điện

Theo đặc tính tham số: rơ le dòng điện, rơ le công suất, rơ le tổng trở,…

Theo giá trị, chiều các đại lượng đi vào rơ le: rơ le cực đại, cực tiểu, rơ le cực đại – cực tiểu, rơ le so lệch, rơ le định hướng,…

Xem thêm:

Trên đây là một số tìm hiểu cơ bản về rơ le. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết hơn nữa qua các bài viết tiếp theo các bạn nhớ theo dõi thường xuyên nhé. Có thắc mắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1313 khách và không thành viên đang online