IPv6 cung cấp một số chức năng hấp dẫn và thực sự là bước tiếp theo trong quá trình phát triển IP. Ở IPv6 ta tìm thấy những ưu điểm vượt trội. Hôm nay BKAII sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về giao thức liên mạng thế hệ thứ 6 IPv6!
IPv6 (Internet Protocol version 6) là "Giao thức liên mạng thế hệ 6", một phiên bản của giao thức liên mạng (IP) nhằm mục đích nâng cấp giao thức liên mạng phiên bản 4 (IPv4) hiện đang truyền dẫn cho hầu hết lưu lượng truy cập Internet nhưng đã hết địa chỉ. IPv6 cho phép tăng lên đến 2128 địa chỉ, một sự gia tăng khổng lồ so với 232 (khoảng 4.3 tỷ) địa chỉ của IPv4.
Các loại địa chỉ IPv6
Không gian địa chỉ IPv6 phân thành nhiều loại địa chỉ khác nhau. Mỗi loại địa chỉ có chức năng nhất định trong phục vụ giao tiếp. Địa chỉ IPv6 không còn duy trì khái niệm broadcast. Theo cách thức gói tin được gửi đến đích, IPv6 bao gồm ba loại địa chỉ sau:
- Unicast: Địa chỉ unicast xác định một giao diện duy nhất.
- Multicast: Địa chỉ multicast định danh một nhóm nhiều giao diện. Gói tin có địa chỉ đích là địa chỉ multicast sẽ được gửi tới tất cả các giao diện trong nhóm được gắn địa chỉ đó. Mọi chức năng của địa chỉ broadcast trong IPv4 được thay thế bởi địa chỉ IPv6 multicast.
- Anycast: Anycast là khái niệm mới của địa chỉ IPv6. Địa chỉ anycast cũng xác định tập hợp nhiều giao diện. Tuy nhiên, trong mô hình định tuyến, gói tin có địa chỉ đích anycast chỉ được gửi tới một giao diện duy nhất trong tập hợp.
IPv6 sự khác biệt với IPv4
- IPv6 cung cấp một số cải tiến so với IPv4. Khác với phiên bản IPv4, nơi mà một máy tính với một card mạng chỉ được gắn một địa chỉ IPv4 và xác định trên mạng Internet bằng địa chỉ này, một máy tính IPv6 với một card mạng có thể có nhiều địa chỉ, cùng loại hoặc khác loại. .
- Không gian địa chỉ lớn hơn: Tăng từ 32bit lên 128bit. Từ khoảng hơn 4 tỷ (4.3 * 109) lên tới một con số khổng lồ (2128 = 3.3*1038)
- Header của giao thức được cải tiến: Cải thiện hiệu suất chuyển tiếp gói tin.
- Tự động cấu hình không trạng thái: Để các nút tự xác định địa chỉ của riêng mình.
- Multicast: Tăng cường sử dụng truyền thông một chiều hiệu quả.
- Jumbograms: Hỗ trợ các packet payload cực lớn cho hiệu quả cao hơn.
- Bảo mật lớp mạng: Mã hóa và xác thực truyền thông. Địa chỉ IPv6 được thiết kế để tích hợp sẵn tính năng bảo mật trong giao thức nên có thể dễ dàng thực hiện bảo mật từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận (đầu cuối – đầu cuối).
- Khả năng QoS (Quality of service): Đánh dấu QoS cho các gói tin và dán nhãn để giúp xác định những traffic cần được ưu tiên.
- Anycast: Dịch vụ dự phòng sử dụng những địa chỉ không có cấu trúc đặc biệt.
- Quản lý định tuyến tốt hơn: IPv6 được thiết kế có cấu trúc đánh địa chỉ và phân cấp định tuyến thống nhất, dựa trên một số mức cơ bản đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Cấu trúc phân cấp này giúp tránh khỏi nguy cơ quá tải bảng thông tin định tuyến toàn cầu khi chiều dài địa chỉ IPv6 lên tới 128 bít. Trong khi đó, sự gia tăng của các mạng trên Internet, số lượng IPv4 sử dụng, và việc IPv4 không được thiết kế phân cấp định tuyến ngay từ đầu đã khiến cho kích thước bảng định tuyến toàn cầu ngày càng gia tăng, gây quá tải, vượt quá khả năng xử lý của các thiết bị định tuyến.
- Tính di động: Dễ dàng hơn khi xử lý với thiết bị di động hay chuyển vùng.
Xem thêm:
- Muốn phát triển 4G 5G hay IoT đều cần IPv6!
- IP tĩnh hay IP động: Cách kiểm tra trên máy tính
- Giới thiệu về MQTT giao thức nhắn tin IoT
- Khái niệm cơ bản về giao thức Modbus
- Khái niệm cơ bản về giao thức Modbus RTU
Trên đây là một số tìm hiểu về giao thức liên mạng thế hệ thứ 6. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm những kiến thức thù bị hữu ích. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"