Điện thoại di động ngày nay đã trở thành một công cụ liên lạc vô cùng tiện lợi và có tính phổ biến cao. Hàng ngày chúng ta vẫn hay nói tới sóng điện thoại hay sóng viễn thông. Vậy sóng này có cơ chế như nào khi hoạt động BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé!

Qua cơ chế truyền dữ liệu của điện thoại di động ta sẽ hiểu rõ về cơ chế thu phát sóng viễn thông. Truyền dữ liệu điện thoại di động chính là tín hiệu âm thanh được biến đổi giữa tín hiệu âm tần và cao tần. Chính cơ chế chuyển đổi này là những bước chính trong quá trình đàm thoại. Khi bắt đầu có âm thanh từ người phát ra, âm thanh đó sẽ đi qua micro và sau đó đi đến tai nghe của người nhận là nhờ cơ chế chuyển đổi tín hiệu trên.

Trước tiên ta cùng tìm hiểu một số khái niệm về tín hiệu âm tần và tín hiệu cao tần để hiểu rõ hơn về cơ chế chuyển đổi này nhé.

Tín hiệu âm tần

Âm thanh của người nói sẽ là nguồn phát đi tín hiệu analog. Sau khi tín hiệu này đi qua micro sẽ trở thành tín hiệu điện đi trong cuộn dây gắn với màng Micro được đặt trong từ trường của nam châm dao động, ở hai đầu cuộn dây ta thu được điện áp cảm ứng hay chính là thu được tín hiệu âm tần. Tín hiệu âm tần có giải tần từ 20Hz đến 20.000Hz. Tín hiệu âm tần này không có khả năng bức xạ thành sóng điện t để có thể truyền trong không gian nên nếu muốn truyền tín hiệu âm tần đi xa ta phải giữ tín hiệu cần truyền này vào sóng mang (sóng cao tần) và sau đó cho bức xạ thành sóng điện từ để có thể truyền đi xa với vận tốc ánh sáng.

Sóng điện từ chính là sóng truyền dẫn trong không gian với vận tốc ánh sáng, có tần số từ 30 KHz đến hàng nghìn MHz. Sóng điện từ có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong việc truyền tải thông tin liên lạc hay trong y học chữa bệnh.

Tín hiệu cao tần

Đây chính là các tín hiệu điện có tần số trên 30KHz có tính chất có thể bức xạ thành sóng điện từ. Ta có thể hiểu một cách đơn giản, khi tín hiệu cao tần chạy qua một dây dẫn, dây dẫn đó sẽ có một sóng gây can nhiễu xung quanh, đó chính là sóng điện từ do dòng điện bức xạ ra không gian.

Cơ chế thu phát sóng viễn thông từ điện thoại di động tới trạm thu tín hiệu là quá trình điều chế tín hiệu âm tần với tần số thấp vào tần số cao. Phương thức được thực hiện ở đây chính là biến đổi biên độ tín hiệu âm tần. Tín hiệu cao tần được tạo bởi mạch tạo dao động, tín hiệu cao tần thu được gọi là sóng mang. Sóng mang có tần số bằng tần số cao tần, có biên độ thay đổi theo tín hiệu âm tần. Ngược lại để phát từ trạm sóng tới điện thoại di động, tín hiệu sau khi điều chế thành “sóng mang” được khuếch đại lên công suất hàng ngàn Wat sau đó được truyền ra Anten phát. Sóng điện từ phát ra từAnten truyền đi trong không gian bằng vận tốc của ánh sáng và truyền theo đường thẳng. Sóng này mang các tính chất phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Khi điện thoại nằm trong tầm phủ sóng, thiết bị thu phát sóng trong điện thoại sẽ bắt đầu kết hợp với bộ chuyển đổi tín hiệu, rồi chuyển về tín hiệu âm tần, đi qua thiết bị phát loa để trở thành tín hiệu analog cho người nghe thu nhận được âm thanh

Cũng bởi cơ chế thu phát và sự có mặt rộng rãi của các trạm thu phát trong mọi mạng điện thoại di động hiện đại, nhà điều hành có thể tính toán vị trí của người mang điện thoại nào đó bất kỳ khi nào điện thoại bật mở và nối kết với mạng di động. Một cách mà nhà mạng có thể làm là theo dõi độ mạnh yếu của sóng mà các trạm phủ sóng khác nhau nhận được tín hiệu từ một chiếc di động, và sau đó tính toán vị trí điện thoại nhằm tìm ra vị trí.

Cơ chế thu phát sóng viễn thông nêu trên cho ta hiểu hơn về cách thức hoạt động của những chiếc điện thoại di động. Không chỉ có điện thoại di động những thiết bị khác hoạt động trên nền tảng GPRS/ 2G như GPRS IP Modem F2103 hay nền tảng 3G như F2403 đều có những cơ chế thu phát tương tự.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin cơ bản về cơ chế thu phát viễn thông, có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 853 khách và không thành viên đang online