Ngày nay những chiếc điện thoại di động đã trở nên quá đỗi gần gũi trong cuộc sống của chúng ta. Hàng ngày hàng giờ chúng ta đều sử dụng chúng không chỉ như một phương tiện liên lạc mà còn có vô vàn những tiện ích khác. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc rằng những chiếc điện thoại này hoạt động như thế nào? Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về sóng điện thoại di động để hiểu thêm về cách thức liên lạc bằng điện thoại di động nhé!

Điện thoại di động sử dụng sóng điện từ để truyền tải giọng nói, tin nhắn,… từ máy cầm tay đến trạm thu phát sóng hay còn gọi là trạm gốc BTS. Bởi vậy, sóng điện thoại cũng có những đặc điểm khá giống với sóng điện từ. Sóng điện thoại di động cũng mang năng lượng hay nói cách khác chúng có khả năng tác động lên con người, động vật, thực vật. Vấn đề chúng ta cần quan tâm chính là mức độ tác động của sóng này có ảnh hưởng như thế nào?

Hiện nay điện thoại di động nước ta được cấp phép sử dụng hai chuẩn công nghệ là GSM ở dải tần 900 MHz và chuẩn CDMA ở dải tần 800 MHz. Mỗi doanh nghiệp được sử dụng một băng tần nhỏ trong dải tần trên, sau đó mỗi đoạn nhỏ lại được chia làm các kênh. Một trạm BTS được sử dụng một vài kênh nhất định để đảm bảo nó không gây nhiễu cho trạm khác gần khu vực. Hiện nay kĩ thuật TDMA được sử dụng để phân chia thời gian sử dụng mỗi kênh cho người dùng. Trong công nghệ GSM 8 máy cầm tay dùng chung một kênh, lần lượt thu phát sau đó ngưng lại để các máy khác hoạt động.

Công suất cực đại của một máy cầm tay theo tiêu chuẩn GSM là 2W (băng 900MHz). Với TDMA thì công suất trung bình chỉ bằng 1/8 công suất cực đại, công suất khi đàm thoại sẽ tiếp tục nhỏ hơn nữa. Công suất của máy cầm tay được phát xạ ra môi trường bên ngoài qua anten của máy, thường là phát xạ đồng đều theo mọi hướng.

Đối với trạm gốc BTS, anten thường được đặt trên nóc các ngôi nhà cao hoặc trên cột anten độc lập, độ cao thông thường khoảng từ 20m đến 30m. Anten của trạm gốc di động là anten có hướng, chỉ phát xạ về một phía. Mỗi BTS thường có 3 anten đặt lệch nhau góc 120o và lệch so với phương thẳng đứng một góc khoảng 6o để phủ sóng xuống mặt đất xung quanh. Búp sóng chính của anten chạm đất ở khoảng cách từ 40m đến 200m. Công suất phát của BTS được nhà khai thác tự cài đặt nhưng để đảm bảo không gây nhiễu cho các BTS xung quanh, công suất cực đại không quá 30W mỗi kênh. Mỗi BTS sử dụng từ 2 đến 4 kênh, do đó công suất cực đại của mỗi BTS vào khoảng 60 đến 120W. Ở các vị trí gần cột anten hơn, do chỉ chịu ảnh hưởng của các búp sóng phụ có công suất bức xạ nhỏ hơn búp sóng chính nhiều lần nên thông lượng điện từ giảm đi nhanh chóng.

Ảnh hưởng sóng điện thoại di động đối với sức khỏe con người là chủ đề nghiên cứu và mối quan tâm chưa có hồi kết, do có sự gia tăng rất lớn trong việc sử dụng điện thoại di động trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng theo lí thuyết sóng điện từ phát ra từ trạm BTS hay phát ra từ điện thoại di động khi đàm thoại đều đã được tính toán và thiết kế theo tiêu chuẩn của WHO, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, điện thoại di động sử dụng bức xạ điện từ trong phạm vi vi sóng nên có một số nguồn tin cho rằng nó gây hại cho sức khỏe con người. Trên thực tế 31/5/2011 WHO đã đưa ra báo cáo phân loại bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người. Một nghiên cứu sử dụng điện thoại di động được báo cáo chỉ ra rằng người sử dụng trung bình 30 phút mỗi ngày trong 10 năm sẽ làm tăng 40% nguy cơ gây u thần kinh đệm. Những báo cáo này sẽ là những cảnh báo nghiêm trọng cho những người sử dụng điện thoại di động thường xuyên.

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin liên quan đến sóng điện thoại. Hi vọng sau bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về điện thoại di động của mình cũng như giới hạn việc sử dụng ở mức hợp lí. Có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 915 khách và không thành viên đang online