Dây hàn quangdây nhảy quang đều là những thiết bị quang được dùng phổ biến trong ngành viễn thông. Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng đôi khi ta còn bắt gặp sự nhầm lẫn hay những nhận thức sai lầm về hai loại dây này. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng nhé.

Khái niệm:

Dây nhảy quang – fiber optic pathcord: dây nhảy quang là một đoạn sợi quang có đường kính phổ biến là 0.9, 2.0, 2.4, 3.0  mm, hai đầu đã được gắn sẵn đầu nối cáp quang, các loại đầu nối thông dụng hiện nay là dạng PC, UPC, APC, thuộc chuẩn: SC, LC,MU, ST, FC, E2000,..

Dây hàn quang: Là một đoạn sợi quang Singlemode hoặc Multimode có đường kính 0.9 mm, 1 đầu được gắn với đầu nối quang, phía còn lại để chờ gắn vào cáp quang.

Cấu tạo chung:

Chúng đều được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau nhưng nhìn chung ta có thể chia làm 3 thành phần chính.

  • Ống nối: Dạng rỗng, hình trụ làm bằng sứ, kim loại hoặc nhựa. Ống này dùng để giữ chặt sợi quang.
  • Thân đầu nối: Làm bằng nhựa hay kim loại chứa ống nối để kết nối vào các thiết bị khác
  • Khớp nối: Là phần thân đầu nối có nhiệm vụ cố định đầu nối khi thực hiện liên kết

Phân biệt dây nhảy quang và dây hàn quang:

Về công dụng:

Nếu như dây nhảy quang có vai trò giúp kết nối, giao tiếp giữa thiết bị và hộp phối quang ODF thì dây hàn quang lại hỗ trợ việc giao tiếp giữa cáp và ODF.

Về thiết kế:

Bởi mục đích sử dụng khác nhau nên hai loại dây này được thiết kế khác biệt.

Dây nhảy quang có 2 đầu kết nối được dùng để kết nối với các thiết bị chuyển đổi. Dây hàn quang thì chỉ có 1 đầu nối quang, đầu còn lại để trống chờ nối với cáp quang.

Dây nhảy quang có đường kính 2 tới 3mm trong khi dây hàn quang thì khá nhỏ chỉ có 0.9mm.

Dây nhảy quang được thiết kế với 3 màu phổ biến: vàng, cam, xanh còn dây hàn quang thì được thiết kế màu cam hoặc tổng hợp rất nhiều màu tùy theo từng loại

Về cấu tạo:

Dây hàn quang có kích thước nhỏ và có chiều dài 1.5m. Chúng có cấu tạo 4 lớp, ngoài cùng là một lớp vở bọc bằng nhựa PVC hoặc LSZH, bên trong là 1 lớp dây Kevlar mỏng, tiếp theo là lớp ống đệm lỏng bảo vệ sợi cáp quang. Cuối cùng là sợi quang. Dây hàn quang luôn phải được bảo vệ trong hộp phối quang.

Dây nhảy quang có đường kính khá lớn, chiều dài tùy theo yêu cầu sử dụng, chúng được cấu tạo chắc chắn hơn dây hàn quang. Loại dây này có thể phơi, chịu được tác động nhẹ của lực.

Tính suy hao, đa dạng:

Cả hai loại dây này đều có tính suy hao đầu. Dây hàn quang thì đơn giản hơn so với dây nhảy quang. Do dây nhảy quang khá phức tạp, kết nối nhiều đầu, chiều dài cũng biến động.

Dây nhảy quang có thể là dây hàn quang?

Có nhiều cách nghĩ thú vị rằng việc cắt đôi dây nhảy quang có thể được sử dụng như dây hàn quang. Về nguyên tắc cách nghĩ trên không hẳn sai. Trên thực tế cách thức trên vẫn đang được sử dụng với việc thi công có số lượng sợi nhỏ,4,6 hoặc 8 sợi. Tuy nhiên nếu thực hiện phương thức trên với số lượng sợi lớn như 48 hay 96 sợi thì sẽ rất khó cho việc lần ra số sợi cần thiết, dễ gây nhầm lẫn và gây khó dễ cho khâu kiểm tra.

Xem thêm bài viết:

Trên đây là một số chia sẻ của BKAII giúp các bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa hai loại dây được dùng phổ biến trong hệ thống cáp quang. Có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 702 khách và không thành viên đang online