Đối với mỗi thiết bị điện việc cần sử dụng các công tắc là không thể thiếu. Hiện nay có khác nhiều loại công tắc, bài viết này BKAII cùng các bạn tìm hiểu về công tắc nút nhấn với các thông tin về khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại và ứng dụng nhé!

Công tắc nút nhấn là thiết bị, nút điều khiển được sử dụng để thực hiện hoạt động chuyển đổi đóng/ngắt cho các thiết bị điện tử khác nhau từ xa. Là loại công tắc đơn giản và được làm bằng vật liệu là nhựa hoặc kim loại. Kích thước nhỏ để dễ dàng thao tác sử dụng. Chức năng, công dụng chính mà công tắc này mang lại chính là đóng/ ngắt nguồn điện từ xa cho các thiết bị sử dụng điện trong hệ thống, góp phần giúp các thiết bị điện trong hệ thống vận hành ổn định.

Cấu tạo nút nhấn

Cấu tạo của nút nhấn gồm: hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở (NO) – thường đóng (NC) và vỏ bảo vệ.

  • Đối với nút nhấn nhả: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút ấn. Ngược lại, tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu khi không còn lực tác động vào nút ấn.
  • Đối với nút nhấn giữ: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động vào nút ấn, trạng thái tiếp điểm vẫn duy trì, tác động lực vào nút nhấn thêm một lần nữa để tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.

Nguyên lý hoạt động

Nút nhấn có ba phần: Bộ truyền động, các tiếp điểm cố định và các rãnh. Bộ truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng phía dưới. Bên trong là một tiếp điểm động và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào các tiếp điểm tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong một số trường hợp, người dùng cần giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động. Với các nút nhấn khác, chốt sẽ giữ nút bật cho đến khi người dùng nhấn nút lần nữa.

Phân loại

Tùy theo chức năng, trạng thái hoạt động mà có thể chia thành các loại sau:

  • Nút nhấn đơn: Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái chức năng On (hoặc Off). Nút nhấn ở trạng thái On là nút nhấn thưởng hở còn nút nhấn ở trạng thái Off là nút nhấn thường đóng.
  • Nút nhấn kép: Mỗi nút nhấn có cả 2 trạng thái On/Off.

Theo cấu trúc:

  • Loại hở: sử dụng trong phòng ở, câu lạc bộ, hành lang,…
  • Loại kín: sử dụng trong buồng máy tàu thủy.
  • Chống cháy nổ: sử dụng trong các hầm bơm, trên tàu dầu, trong hầm mỏ,…
  • Loại kín nước: sử dụng ngoài trời (thiết bị điều khiển neo, tời quấn dây,…).
  • Loại có đèn báo: đèn báo trạng thái của thiết bị được điều khiển bởi nút nhấn.

Theo từng cặp tiếp điểm: thông thường nút nhấn có một đến 2 cặp tiếp điểm.

  • Một cặp tiếp điểm.
  • Hai cặp tiếp điểm.

Ứng dụng

Thiết bị công tắc nút nhấn được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau từ ứng dụng công nghiệp (bật tắt hoạt động của các thiết bị điện, bảng điều khiển, tủ điện,..) hay dùng cho máy tính, điện thoại có nút bấm, các thiết bị gia dụng,..

Thông thường mọi người sẽ dựa theo màu sắc của công tắc nút nhấn để quy định nên sử dụng chúng cho mục đích gì. Như nút nhấn màu xanh thường dùng làm nút bật thiết bị, nút nhấn màu đỏ thường dùng cho các hoạt động tắt thiết bị, các nút nhấn có kích thước lớn màu đỏ thì thường sẽ mang tác dụng dừng khẩn cấp,.. Điều này giúp dễ phân biệt, hạn chế nhầm lẫn.

Trên đây là một số tìm hiểu của BKAII về công tắc nút nhấn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 614 khách và không thành viên đang online