Hôm trước chúng ta đã cùng nhau phân loại các hệ thống RFID trong đó có hệ thống RFID chủ động và thụ động. Theo đó hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn đưa ra những sự khác biệt giữa thẻ RFID chủ động và thẻ RFID bị động nhé!
RFID đang cùng với công nghệ nhận diện mã vạch trở thành hai công nghệ nhận dạng phổ biến nhất trên thế giới giúp nhận diện nhanh các vật thể. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát tần số sóng vô tuyến, từ đó con người có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. RFID hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống như giao thông, kinh doanh bán hàng, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục,… Bên cạnh những ứng dụng nổi bật đó còn rất nhiều những ứng dụng thiết thực cho quản lý như: quản lý nhà máy, quản lý thư viện, quản lý chấm công, quản lý bãi giữ xe, quản lý nhà ăn, quản lý sinh viên, quản lý bệnh viện, khóa cửa dùng công nghệ RFID, chống trộm xe,… Những ứng dụng này có thể dễ dàng thiết lập và hoạt động cũng với những chiếc thẻ RFID. Thẻ RFID hiện nay được chia thành 2 loại với một số đặc tính và độ phù hợp khác nhau, đó là thẻ RFID chủ động RFID active và thẻ RFID bị động RFID passive.
RFID Active Tag: Thẻ RFID chủ động
Thẻ RFID chủ động có đặc tính bản thân nó tự tạo ra nguồn năng lượng riêng để phát sóng tín hiệu liên tục. Thẻ tag RFID chủ động thường được sử dụng như là một "đèn hiệu" nhằm để theo dõi chính xác theo thời gian thực vị trí của tài sản hoặc trong môi trường có sự di chuyển tốc độ cao như trạm thu phí tự động. Thẻ RFID chủ động cho phép khoảng cách đọc xa hơn loại thẻ RFID bị động. Thẻ RFID này hiện có chi phí khá cao so với các loại khác.
Bởi vì có thể tự tạo ra nguồn năng lượng và bộ phát giúp cho thẻ này có thể tự truyền tín hiệu. Chính bởi khả năng này tạo ra sự khác biệt với thẻ RFID bị động, thẻ RFID có khoảng cách đọc và bộ nhớ lớn hơn so với thẻ RFID thụ động. Thẻ chủ động này cần một nguồn điện nhiều hơn để có thể đạt được sự tối ưu về khoảng cách đọc và bộ nhớ. Pin có tuổi thọ cao sẽ được trang bị cho thẻ RFID để có thể hoạt động được vài năm.
Hiện nay ta có thể chia thẻ RFID chủ động này làm hai mảng. Thẻ RFID chủ động có mục đích như là một đèn báo truyền thông tin (beacons) nhận dạng theo một chu kỳ thời gian đã được định nghĩa bởi người sử dụng và đầu đọc RFID sẽ đọc, xác định vị trí của thẻ đó còn thẻ cho mục đích kiểm soát ra vào bảo mật cao (transponder) chỉ truyền thông tín hiệu tức thì khi nó ở trong vùng phát sóng của đầu đọc. Thẻ beacons thường được sử dụng trong hệ thống kiểm soát vị trí thời gian thực (RTLS) mà thường được thấy trong siêu thị hoặc chuỗi phân phối. Thẻ Tag RFID chủ động có khả năng đọc xa tới 100 mét, giúp nó còn được ứng dụng lý tưởng cho các ứng dụng ngoài trời. Transponder RFID chủ động được ứng dụng vào mục đích kiểm soát ra vào bảo mật cao, hệ thống thanh toán thu phí xe kết hợp với những bộ dò vòng từ giúp phát hiện xe.
Thẻ RFID chủ động với những lớp bảo vệ để sử dụng trong môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước to hơn so với thẻ RFID bị động.
RFID Passive Tag: Thẻ RFID bị động
Thẻ RFID bị động không có nguồn năng lượng riêng, thẻ RFID bị động sẽ chờ được kích hoạt bởi sóng tương tác từ đầu đọc RFID. Khi mà con chip của thẻ RFID tag được nạp năng lượng, nó sẽ tiến hành truyền phát tín hiệu. Sự thay đổi về sóng từ được thực hiện bởi ăng ten của đầu đọc RFID và cũng từ đó mà tạo ra các mã hóa thông tin. Để cho quá trình này được diễn ra, ăng ten của cả đầu đọc RFID và RFID tag phải ở trong phạm vi chỉ cách nhau một vài mét, tuy nhiên, khoảng cách đọc còn phụ thuộc vào tần số truyền sóng, cấu hình của thiết bị, và các yếu tố ngoại cảnh của môi trường bên ngoài.
Thẻ này hoạt động theo ba tần số: thấp, cao và rất cao. Khi tần số tăng lên khả năng xuyên qua chất lỏng và kim loại của sóng radio sẽ giảm xuống, nói chung là khoảng cách đọc thẻ sẽ tăng lên khi mà tần số cũng tăng lên
Có khoảng cách truyền và bộ nhớ kém hơn so với thẻ chủ động nên thẻ này có giá thành rẻ hơn nhiều và ngoài ra nó cũng có kích thước nhỏ hơn
Thẻ tag RFID bị động được sử dụng phổ biển rộng rãi trong các ứng dụng như kiểm soát ra vào, theo dõi tài liệu, chấm công, quản lý chuỗi kênh phân phối, nhãn thông minh ...Với ưu thế chi phí thấp đã giúp loại thẻ này được ưu ái lựa chọn trong nhiều hệ thống ứng dụng quản lý tự động hóa.
Xem thêm:
- Sự khác biệt giữa công nghệ RFID và NFC
- Ứng dụng tiêu biểu của công nghệ RFID
- Công nghệ RFID đặc điểm và nguyên lí hoạt động
Mỗi loại thẻ RFID sẽ có khả năng phù hợp với những ứng dụng và bài toán khác nhau. Hi vọng qua bài viết này các bạn có được những sự lựa chọn tối ưu cho bài toán của mình. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"