Hiện nay RFID và NFC là những công nghệ không dây có mối liên hệ mật thiết với nhau. NFC và RFID có những điểm khá tương đồng với nhau nên đôi khi chúng ta thường không phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu một vài so sánh hai công nghệ này để hiểu hơn về RFID và NFC nhé!
RFID và NFC đều được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày ở nhiều lĩnh vực. Ta thường nghe thấy công nghệ nhận dạng RFID được ứng dụng trong các cửa hàng, siêu thị, bãi giữ xe, thư viện,… còn với NFC có vẻ gần gũi hơn khi chúng xuất hiện phổ biến ở những chiếc điện thoại di động với những tính năng hữu ích. RFID lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1983 và chính là tiền thân của công nghệ NFC.
RFID là một công nghệ nhận dạng không tiếp xúc, RFID được chia thành hai loại: chủ động và thụ động. Đầu đọc RFID phát ra một tần số vô tuyến và tạo ra một tín hiệu thông qua một cuộn dây có nhãn điện tử. Người đọc đọc thông tin và giải mã nó, hoàn thành toàn bộ quá trình nhận dạng. RFID cùng với những bộ dò vòng từ hiện được sử dụng khá nhiều trong các bãi giữ xe thông minh. NFC là công nghệ hiện được sử dụng nhiều hơn trên điện thoại di động. NFC có nguyên tắc làm việc: khi hai thiết bị NFC ở gần nhau trong khoảng cách rất ngắn, chúng trao đổi thông tin với nhau và hoàn tất các giao dịch tương ứng. Tính năng lớn nhất của NFC là sự tích hợp của người đọc và bộ thu phát vào cùng một chip. Điểm nổi bật lớn nhất của công nghệ NFC là việc bổ sung các khả năng giao tiếp ngang hàng, có thể nhanh chóng thiết lập giao tiếp không dây điểm-điểm. Các thiết bị NFC tìm kiếm nhau và thiết lập các kết nối truyền thông. Cả hai thiết bị của giao tiếp P2P là quan hệ ngang hàng, trong khi các thiết bị của cả hai mặt của giao tiếp RFID là mối quan hệ “chủ-nô lệ”.
RFID là quá trình mà các đối tượng được đọc ra một mã duy nhất thông qua công nghệ sóng radio và NFC là một nhánh trong họ công nghệ RFID. Cụ thể là NFC là một nhánh trong công nghệ RFID HF (RFID tần số cao) và cùng hoạt động dưới tần số là 13.56 MHz. Tiêu chuẩn và giao thức của chuẩn NFC cũng được dựa theo các tiêu chuẩn RFID được ghi chú trong bộ quy chuẩn ISO/IEC 14443, FeLiCa và ISO/IEC 18092. Các bộ tiêu chuẩn này cũng đề cập tới việc sử dụng các thẻ tag RFID tương ứng.
Các thiết bị NFC có được những ưu thế của việc giới hạn tần số sóng radio trong khoảng cách gần. Chính bởi các thiết bị NFC phải được tiếp xúc với nhau trong khoảng cách gần, thương là không hơn vài centimet, nó trở thành sự lựa chọn thông dụng cho các truyền thông bảo mật giữa các thiết bị với nhau, như smartphone… Trong khi thẻ RFID chủ động có chứa một nguồn năng lượng cho phép nó có khả năng truyền sóng với khoảng cách đọc xa tới 100m, thẻ RFID thụ động có khoảng cách đọc khá gần thông thường chỉ lên tới 25m.
NFC và RFID có nhiều điểm chung về tần số và chuẩn giao tiếp. Với NFC mỗi lần quét thẻ chỉ có thể có một thẻ được quét và truyền nhận dữ liệu. Trong khi RFID có thể nhận dạng các thẻ trong phạm vi nhất định.
Hiện nay hầu hết các điện thoại thông minh đều tích hợp công nghệ NFC, công nghệ này khá an toàn khi trao đổi ở khoảng cách gần đây chính là sự khác biệt nổi trội của NFC so với RFID.
Nói tóm tắt ta có thể coi NFC là một tập hợp con của RFID, tức là, RFID có khoảng cách truyền thông trong phạm vi 10cm hoặc 4inch có thể coi là NFC.
Xem thêm:
- Ứng dụng tiêu biểu của công nghệ RFID
- IoT - Internet Of Thing và công nghệ RFID
- 11 giao thức IoT kỹ sư điện cần biết (Phần 8): NFC
Trên đây là một vài đánh giá của BKAII về hai công nghệ truyền nhận không dây phổ biến hiện nay. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"