Công nghệ RFID hiện nay đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với những ứng dụng tiêu biểu. Hệ thống RFID hiện nay được phân loại thành một số hệ thống theo các cách thức khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số hệ thống RFID nhé!

Công nghệ RFID được bắt đầu đề cập tới từ khi lâu từ những năm thế chiến II khi Không quân hoàng gia Anh - British Royal Air Force (RAF) sử dụng để nhận dạng phân biệt máy bay của RAF và máy bay Đức. RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

RFID đang hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực tự động hóa, rất nhiều ứng dụng quản lý và các mô hình tổ chức khác nhau nhằm đem lại những giải pháp nhận dạng dữ liệu tự động tối ưu và hiệu quả hơn

Hệ thống RFID có thể được chia nhỏ theo các nhóm tần số mà chúng hoạt động: tần số thấp, tần số cao và tần số cực cao. Tần số phụ thuộc vào kích cỡ của các sóng radio  được sử dụng trong việc giao tiếp giữa các thành phần hợp thành nên hệ thống.

Hệ thống RFID tần số thấp LF RFID

Tần số bao phủ trong khoảng 30KHz tới 300 KHz. Hệ thống LF RFID tiêu biểu hoạt động tại 125 KHz, mặc dù có một vài hệ thống hoạt động tại 134 KHz. Nhóm tần số này đáp ứng phạm vi đọc ngắn chỉ khoảng 10cm và có tốc độ đọc chậm hơn so với các dải tần số cao, tuy nhiên nó lại không dễ bị tác động bởi sự can thiệp của sóng radio.

Hiện nay LF RFID được sử dụng trong việc kiểm soát tài sản, theo dõi vật nuôi. Tuy nhiên dải LF không được công nhận như một ứng dụng thực sự trên toàn thế giới bởi một vài khác biệt trong các mức độ tần số và năng lượng trên toàn thế giới.

Hệ thống RFID tần số cao HF RFID

Nhóm này hoạt động trong khoảng tần số 3 MHZ đến 30 MHz. Đa số các hệ thống HF RFID hoạt động tại 13,56 MHz với phạm vi đọc vào khoảng giữa 10cm tới 1m.

Hiện nay HF RFID được sử dụng trong bán vé và các ứng dụng chuyển dữ liệu. Có một vài tiêu chuẩn HF RFID được đặt ra như tiêu chuẩn ISO 15693 cho việc theo dõi các mặt hàng, hay các tiêu chuẩn ECMA-340 và ISO/IEC 18092 cho Near Field Communication (NFC) thiết bị tầm ngắn được sử dụng  trong việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị. Các tiêu chuẩn HF khác bao gồm: tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 A và tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 cho công nghệ MIFARE được sử dụng trong các thẻ thông minh và các thẻ ở khoảng cách gần và tiêu chuẩn JIS X 6319-4 cho FeliCa một hệ thống thẻ thông minh thường được sử dụng trong các thẻ tính tiền điện tử

Hệ thống RFID tần số siêu cao

Hệ thống này có phạm vi hoạt động 300 MHz đến 3 GHz. Phạm vi đọc của các hệ thống UHF thụ động có thể ở trong khoảng 12 mét. Các hệ thống tuân theo tiêu chuẩn UHF Gen2 cho hệ thống RFID sử dụng nhóm từ 860 đến 960 MHz. Trong khi có một số khác biệt giữa tần số từ vùng này đến vùng khác nhưng hệ thống UHF Gen2 RFID tại hầu hết các nước lại hoạt động trong khoảng giữa 900 và 915 MHz.

Hệ thống này được sử dụng trong nhiều ứng dụng. Nhóm UHF được quy định bởi một tiêu chuẩn toàn cầu gọi là tiêu chuẩn ECPglobal Gen2 (ISO 18000-6C) UHF.

Trên đây là một số tần số cơ bản, ngoài ra ta cũng có thể chia nhỏ thành các tần số khác như: tần số thấp, tần số cao, dải tần cao hơn, dải tần siêu cao tần, dải vi sóng.

Ngoài việc phân chia theo các giải tần số, ta cũng có thể phân loại RFID theo hệ thống chủ động và thụ động.

Hệ thống RFID chủ động.

Hệ thống này hoạt động điển hình trong nhóm UHF. Tại hệ thống này các thẻ tự có cho riêng mình hệ thống điều khiển và nguồn năng lượng. Thường thường thì nguồn năng lượng đó chính là Pin. Các thẻ chủ động sẽ truyền đi các tín hiệu của chúng để chuyển thành thông tin rồi được lưu trữ trong các mạch vi xử lý của chúng. Có hai loại thẻ chủ động chính là: các hệ thống tiếp sóng và đèn hiệu. Các hệ thống tiếp sóng được đánh thức khi chúng nhận được tín hiệu radio từ một đầu đọc và sau đó năng lượng sẽ bật và phản ứng lại bằng việc truyền tín hiệu quay trở lại. Bởi vì tiết kiệm Pin nên hệ thống tiếp sóng sẽ không tích cực phát ra sóng radio cho đến khi chúng nhận được tín hiệu từ đầu đọc.

Hệ thống RFID thụ động

Hệ thống RFID thụ động có thể hoạt động ở các nhóm  tần số thấp (LF), tần số cao (HF) hay tần số siêu cao (UHF). Đầu đọc và các ăng-ten đầu đọc gửi tín hiệu radio đến thẻ. Thẻ RFID sau đó sử dụng tín hiệu được truyền để bật nguồn năng lượng và phản xạ năng lượng ngược trở lại đầu đọc. Các thẻ thụ động có thể được đóng gói theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mỗi yêu cầu ứng dụng cụ thể.

Xem thêm:

Trên đây là những cách phân loại hệ thống RFID mà BKAII giới thiệu đến các bạn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 474 khách và không thành viên đang online