APTOMAT là thiết bị không thể thiếu trong gia đình hay các cơ sở công nghiệp. Được sử dụng rộng rãi là vậy nhưng nhiều người cũng chưa nắm bắt hết được về thiết bị này. Bài viết này chúng ta có những tìm hiểu chung về aptomat với thông tin về khái niệm, cấu tạo, chức năng và nguyên lý nhé!

Aptomat là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Nga, được hiểu theo nghĩa một thiết bị đóng ngắt tự động. Tên tiếng Anh là Circuit Bkeaker (viết tắt là CB) nó có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện (hoặc có thêm chức năng chống giật chống rò, bảo vệ theo từ nhiệt)

Chức năng của Aptomat

Aptomat là 1 thiết bị quan trọng đối với các hệ thống điện để bảo vệ:

  • Nó tự động ngắt điện khi có dòng tăng cao đột ngột.
  • Ngăn chặn tình trạng rò rỉ điện xuống đất, mất đi cân bằng giữa dòng điện đi và về trong mạch.
  • Bảo vệ dòng điện tránh sự cố sụt áp, ngắn mạch, quá tải.

Muốn sử dụng hiệu quả Aptomat thì người dùng phải chọn đúng loại, đảm bảo an toàn, phù hợp với điện năng tiêu thụ, công suất của thiết bị.

Cấu tạo Aptomat

Thông thường một aptomat sẽ có các bộ phận chính như sau:

  • Buồng dập quang: Là bộ phận ngắt toàn bộ hệ thống điện khi đang hoạt động được thiết kế theo kiểu nửa kín hoặc hở. Buồng dập quang nửa kín sử dụng cho dòng điện <= 50KA. Ngược lại buồng dập quang hở dùng cho điện áp >1000V hoặc dòng điện >50KA.
  • Tiếp điểm: gồm có tiếp điểm cố định và tiếp điểm di động đều bảo vệ hệ thống dẫn điện không bị cháy. Nguyên lý hoạt động của tiếp điểm như sau: khi đóng mạch: tiếp điểm buồng dập quang - tiếp điểm phụ - tiếp điểm chính, khi cắt mạch: tiếp điểm chính - tiếp điểm phụ - tiếp điểm của buồng dập quang
  • Truyền động cắt: Là bộ phận ngắt hoạt động hệ thống lưới điện tự động (cơ điện, khí nén, bảng từ) hoặc bằng cách thủ công.
  • Móc bảo vệ: Khi lưới điện hoạt động quá tải móc bảo vệ của aptomat sẽ hoạt động truyền tín hiệu ngắt mạch. Móc bảo vệ có thể là rơ le điện từ hoặc rơ le nhiệt.
  • Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như: lò xo, nút gạt bật tắt, rơ le nhiệt, lẫy cài aptomat, lỗ dây điện đầu ra,…

Nguyên lý hoạt động của Aptomat

  • Đối với các dòng Aptomat dòng điện cực đại: Sau khi đóng điện, Aptomat sẽ ở trạng thái đóng tiếp điểm do các móc khớp với nhau tại cùng một cụm tiếp điểm động. Khi bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức, nam châm điện sẽ không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện sẽ tạo ra lực hút, làm các khớp móc bung ra, lò xo 1 được thả lỏng, dẫn đến các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện sẽ bị ngắt.
  • Đối với các dòng Aptomat điện áp thấp: Khi Aptomat ở trạng thái ON, với điện áp định mức, nam châm điện sẽ tạo ra lực hút. Khi sụt áp quá mức, nam châm điện sẽ đẩy lò xo và các móc ra trạng thái tự do, dẫn đến các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.

Phân loại Aptomat

Theo cấu tạo

  • Aptomat dạng tép MCB: Miniature Circuit Breaker với chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho hệ thống.
  • Aptomat dạng khối MCCB: Moulded Case Circuit Breaker dùng để bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho hệ thống điện năng.

Theo chức năng

  • Aptomat thường: Gồm MCB và MCCB, chúng đều có chức năng bảo vệ ngắn mạch và khi quá tải.
  • Aptomat chống giật (chống rò): Loại chống rò là RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection – Aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép) hoặc RCCB (Residual Current Circuit Breaker – Aptomat chống dòng rò dạng tép), ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker – Át tô mát chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).

Theo dòng cắt ngắn mạch

  • Dòng cắt thấp: Loại này thường dùng trong các hệ thống dân dụng
  • Dòng cắt tiêu chuẩn: Loại Áp tô mát có dòng cắt tiêu chuẩn thì lại thường dùng trong công nghiệp.
  • Dòng cắt cao: Chuyên dùng trong công nghiệp sản xuất và chế tạo, trong các ứng dụng đặc biệt.

Theo số pha/số cực

  • Aptomat 1 pha: 1 cực
  • Aptomat 2 pha: 2 cực
  • Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực
  • Aptomat 3 pha: 3 cực
  • Aptomat 4 pha: 4 cực
  • Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực

Theo khả năng chỉnh dòng

  • Aptomat có dòng định mức không đổi.
  • CB điện có dòng định mức tùy chỉnh theo yêu cầu.

Nguyên nhân tình trạng Aptomat bị nhảy

Ta có thể kể đến một vài nguyên nhân hay gặp:

  • Đường điện bị quá tải: Nguồn điện đang sử dụng bị quá tải, cùng 1 lúc sử dụng quá nhiều thiết bị nên áp tô mát quá tải dẫn đến nhảy liên tục.
  • Đường điện tổng gặp sự cố gây cháy, chập
  • Nguồn điện lưới của khu vực gặp sự cố chập hoặc cháy làm cho thiết bị này hoạt động không ổn định.
  • Điện bị rò rỉ: Do điện bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người nên các CB phải nhảy để có thể ngắt điện, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.
  • Aptomat bị lỗi trong quá trình sử dụng

Trên đây là những tìm hiểu của BKAII về Aptomat. Hy vọng bài viết mang lại kiến thức thú vị cho các bạn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 521 khách và không thành viên đang online