Tiếp tục là những tìm hiểu về các linh kiện điện tử. Hôm trước chúng ta đã có những tìm hiểu cơ bản về rơ le, hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn nữa về chức năng ứng dụng và nguyên tắc vận hành rơ le nhé!
Rơ le là một trong các linh kiện điện tử thụ động rất hay thấy khi chúng ta gặp các vấn đề liên quan đến công suất cần sự ổn định cao. Rơ le được sử dụng khi cần kiểm soát một mạch điện bằng một tín hiệu công suất thấp (với đầy đủ cách điện giữa kiểm soát và mạch điều khiển), hoặc trong trường hợp một số mạch phải được kiểm soát bởi một tín hiệu. Rơ le được dùng rộng rãi trong trao đổi điện thoại và các máy điện toán thời kỳ đầu với vai trò điều hành mạch logic. Ngoài ra, rơ le còn được dùng nhiều trong các khối máy thu phát.
Trong lĩnh vực tụ động hóa nhà máy, các thiết bị điều khiển công nghiệp như PLC, bộ đếm, thiết bị kiểm soát nhiệt độ và vận hành ở điện áp, dòng điện tương đối thấp. Tuy nhiên khi tín hiệu đầu ra của các thiết bị này được kết nối với thiết bị trong nhà máy thường sẽ cần mức điện lớn hơn. Như vậy cần có sự chuyển mạch lượng điện lớn hơn theo “lệnh” và rơ le điện có thể giúp ta thực hiện chức năng này.
Các khối chính của rơ le
Rơ le bao gồm 3 khối cơ bản:
- Khối tiếp thu (cơ cấu tiếp thu): Có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu đầu vào và sau đó biến nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối trung gian.
- Khối trung gian (cơ cấu trung gian): Tiếp nhận thông tin từ khối tiếp thu và biến đối nó thành đại lượng cần thiết cho rơ le tác động
- Khối chấp hành (cơ cấu chấp hành): làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch điều khiển
Ứng dụng
Có rất nhiều chức năng mà ta có thể kể đến, sau đây chúng ta sẽ cùng nhắc đến một số chức năng cơ bản nhất của rơ le nhé!
- Cách li các mạch điều khiển khỏi mạch tải hay mạch được cấp điện AC khỏi mạch cấp điện DC
- Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng một tín hiệu điều khiển
- Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện máy móc nếu đảm bảo độ an toàn
- Có thể sử dụng một vài rơ le để cung cấp các chức năng đơn giản như AND, NOT, OR cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn
Nguyên tắc vận hành
Trong khi vận hành có một số bước cơ bản xảy ra khi rơ le cơ điện được cấp điện hay ngắt điện
- Điện được cung cấp cho cuộn dây tạo ra từ trường
- Từ trường được chuyển thành lực cơ học bằng cách hút phần ứng
- Phần ứng động đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm điện
- Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như động cơ, bóng đèn,…
- Sau khi điện áp cuộn bị loại bỏ từ trường biến mất các tiếp điểm tách ra và trở về vị trí bình thường
- Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường mở
Xem thêm:
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại rơ le
- Nguyên lí hoạt động và ứng dụng thực tế của tụ điện
- Tìm hiểu chung về tụ điện: khái niệm, cấu tạo, đặc điểm và phân loại
Trên đây là một vài tìm hiểu chi tiết hơn về linh kiện điện từ rơ le. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"