Ngày nay những thuật ngữ công nghệ như RPA, BPM hay AI đều đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Vậy khi bạn hiểu được khái niệm liệu ta có thấy được điểm khác biệt giữa chúng. Bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về sự khác biệt giữa RPA, BPM và AI nhé!
Trước tiên về khái niệm. BKAII đã có những bài chia sẻ rất chi tiết về khái niệm và những đặc điểm của RPA, AI. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua về khái niệm BPM.
BPM (Business Process Management) hay còn gọi là quản lý quy trình kinh doanh là một cách tiếp cận có hệ thống để lập bản đồ, phân tích và cải tiến các quy trình trong một tổ chức. Từ những năm 1980, các công ty và tập đoàn quy mô vừa đã đầu tư phát triển phương pháp BPM và tái thiết kế quy trình kinh doanh.
Với sự phổ biến của BPM ngày nay với sự ra đời ngày càng nhiều các công cụ quản lý quy trình kinh doanh, các tổ chức cải tiến quy trình của họ để phù hợp với hệ sinh thái kỹ thuật số và đáp ứng môi trường làm việc thay đổi từng ngày. Như vậy ta có thể hiểu BPM như một phần mềm tích hợp vào quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp
RPA và BPM
RPA và BPM đều tập trung vào tối ưu hóa quy trình, tuy nhiên hai công nghệ này có những điểm khác biệt cơ bản như:
- RPA tập trung vào triển khai các robot được lập trình sẵn để xử lý các quy trình/tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn. Trong khi đó, BPM là một phương pháp kết hợp nhiều công nghệ khác nhau để cải thiện quy trình.
- Do vậy, RPA mang hướng tác vụ hơn (tập trung vào xử lý các hành động được lập trình sẵn), trong khi BPM mang tính chiến lược hơn (xây dựng giải pháp cái thiện các vấn đề khác nhau trong một luồng quy trình).
- RPA có thể được triển khai trên hệ thống IT sẵn có của tổ chức mà không thay đổi quá nhiều, trong khi BPM có thể cần thay thế toàn bộ hệ thống đã lỗi thời bằng công nghệ mới.
- Hiệu quả của RPA sẽ được thể hiện trong thời gian ngắn, trên dưới vài tuần. BPM sẽ cần nhiều thời gian hơn để thấy được hiệu quả rõ rệt.
RPA và AI
Tự động hóa quy trình bằng robot hay RPA là công nghệ phần mềm đang phát triển nhanh chóng với việc sử dụng các bot để tự động hóa các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại và các quy trình end-to-end nhằm loại bỏ sự lãng phí trong hoạt động của con người. RPA là một quá trình tự động hóa các hoạt động và quy trình kinh doanh với sự trợ giúp của phần mềm và robot với mục tiêu giảm thiểu sự tham gia của con người.
Trí tuệ nhân tạo hay AI là mô phỏng hành vi thông minh tích hợp vào máy móc để nó có thể học hỏi và thích ứng với một môi trường cụ thể. Đây là một nhánh sâu rộng của ngành khoa học máy tính liên quan đến việc chế tạo những cỗ máy đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi trí thông minh con người.
Sự khác nhau về mục tiêu
RPA là một dạng công nghệ tự động hóa quy trình kinh doanh được điều chỉnh bởi logic nghiệp vụ và các input có cấu trúc nhằm tự động hóa các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại. Áp dụng RPA cho doanh nghiệp sẽ thúc đẩy giá trị kinh doanh với những quy trình làm việc được hợp lý hóa để tăng năng suất lao động. Mục tiêu là tập trung vào những công việc lặp đi lặp lại, thực sự gây lãng phí công sức và thời gian của con người.
AI là một thuật ngữ rộng bao trùm lên nhiều công nghệ, một trong số đó chính là RPA. Mục đích của AI là tạo ra công nghệ cho phép máy móc hoạt động thông minh như con người.
Sự khác nhau trong mục đích sử dụng
Cac doanh nghiệp trên toàn thế giới đã bắt đầu áp dụng tự động hóa quy trình bằng robot vào những quy trình kinh doanh khác nhau, đặc biệt là trong bộ phận nhân sự. RPA cho phép doanh nghiệp tạo ra lực lượng lao động ảo nhằm thúc đẩy sự hiệu quả và tốc độ của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp RPA có thể hỗ trợ con người phân tích bán hàng, lập kế hoạch phát triển cửa hàng, phân loại sản phẩm, xử lý hóa đơn, đơn đặt hàng, quản lý bảng lương và xử lý hoàn tiền…
Trái lại, trí tuệ nhân tạo có ứng dụng ở khắp mọi nơi và hỗ trợ con người về nhiều lĩnh vực. Một trong những ứng dụng của AI có thể kể đến như trợ lý ảo, mạng xã hội, ô tô tự hành, nhận dạng khuôn mặt, quản lý an ninh mạng…
Cả hai công nghệ RPA và AI đều là những công nghệ sinh ra để bổ trợ cho nhau. Trên thực tế, AI là một thuật ngữ đại diện cho nhiều công nghệ và trong đó có RPA. AI hỗ trợ RPA hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn.
Có thể kết hợp RPA, BPM và AI với nhau không?
RPA, BPM và AI đều có chức năng riêng quan trọng như nhau đối với mỗi tổ chức kinh doanh. Khi RPA, BPM và AI hợp tác, sự cộng hưởng này có thể đem lại hiệu quả tuyệt vời, giúp các quy trình hoạt động kinh doanh dễ dàng, chính xác và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Trên đây là một vài tìm hiểu của BKAII về những sự khác biệt cơ bản của RPA, BPM và AI. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
Xem thêm:
- Trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người – sự khác biệt không thể thay thế
- Áp dụng Trí tuệ nhân tạo vào dây chuyền sản xuất trong nhà máy bánh quy
- Những điều kì diệu mà trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"