Ở bài viết trước BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm, nguyên lí hoạt động cũng như phân loại anten. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vè các thuộc tính của anten nhé!

Để có thể chọn lựa được anten đúng đắn thì điều quan trọng là bạn phải hiểu được một số thuộc tính mô tả về anten. Chúng bao gồm dạng bức xạ của anten, hướng tính của anten, độ lợi, trở kháng đầu vào, sự phân cực, và bandwidth.

Hướng tính của anten

Hướng tính của anten mô tả cường độ của một bức xạ theo một hướng xác định tương ứng với cường độ bức xạ trung bình hay nói cách khác, nó cho biết mật độ công suất bức xạ tương ứng với công suất bức xạ được phân tán một cách đồng dạng.

Độ lợi (gain)

Gain cũng diễn tả cùng một khái niệm như hướng tính nhưng nó còn bao gồm cả sự mất mát (về công suất) của chính bản thân anten.

Đơn vị dùng để biểu diễn độ lợi có thể là dBi (độ lợi tính theo dB của anten đẳng hướng) hay dBd (độ lợi dB của anten half-wave dipole). Để chuyển đổi giữa dBd và dBi thì ta chỉ cần cộng thêm 2.2 vào độ lợi dBd để có được độ lợi dBi. Việc ghi nhớ quy ước này là quan trọng bởi vì mặc dù hầu hết các nhà sản xuất đều biểu diễn độ lợi theo dBi nhưng một số khác lại biểu diễn theo dBd.

Dạng bức xạ (radiation pattern)

Dạng bức xạ của anten mô tả “sự khác nhau về góc bức xạ ở một khoảng cách cố định từ anten”. Nó thường được diễn tả bằng thuật ngữ “hướng” (directivity) “hay độ lợi” (gain) của anten.
Anten thường có main lobe hay beam (vùng bức xạ), chính là hướng có độ lợi lớn nhất, và minor lobe mà cụ thể hơn là side lobe hay back lobe tùy thuộc vào hướng của minor lobe so với main lobe. Các nhà sản xuất thường mô tả anten bằng độ lợi hay main lobe, họ cũng thường xác định thêm beamwidth (độ rộng của vùng bức xạ) của anten.

Công suất bức xạ (radiated power)

Bây giờ chúng ta sẽ kiểm tra công suất thật sự được phát ra bởi radio nối với anten. Công suất bức xạ hiệu dụng (ERP = Effective Radiated Power) được tính bằng cách lấy độ lợi của anten tính theo dBd (tương ứng với half-wave dipole) và nhân nó với công suất mà transmitter cung cấp cho anten. Tuy nhiên, hầu như bạn phải thường xuyên thực hiện những tính toán này bằng các hàm log, dB, điều này có nghĩa là bạn cộng thêm độ lợi của anten vào công suất từ transmitter. Thường thì độ lợi của anten được biểu diễn theo đơn vị dBi, một thuật ngữ khác thường được sử dụng cho công suất bức xạ là Công suất bức xạ đẳng hướng hiệu dụng (EIRP = Effective Iotropic Radiated Power; có sách gọi là Equivalent Isotropic Radiated Power), nó hoàn toàn tương tự với ERP nhưng độ lợi của anten được biểu diễn tương ứng với bộ bức xạ đẳng hướng.

Sự phân cực (polarization)

Sóng điện từ được phát ra bởi anten có thể tạo ra những dạng khác nhau ảnh hưởng đến sự quảng bá. Các hình dạng này sẽ tùy thuộc vào sự phân cực của anten, có thể là phân cực tuyến tính (linearly) hay phân cực vòng (circularly).

Hầu hết các anten trên thị trường WLAN đều sử dụng phân cực tuyến tính, có thể theo chiều ngang (phân cực ngang) hoặc theo chiều dọc (phân cực dọc). Nếu theo chiều ngang thì vector trường điện sẽ nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng, nếu theo chiều dọc thì vector trường điện nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Phân cực dọc là phổ biến hơn mặc dù đôi khi phân cực ngang lại hoạt động tốt hơn. Anten phân cực vòng là bất biến (hoặc là phân cực trái, hoặc là phân cực phải) khi nó quay trong khi anten phân cực tuyến tính có thể chuyển từ phân cực ngang thành phân cực dọc khi nó quay.

Trở kháng (impedance)

Sự bức xạ hiệu dụng của một anten là “tỷ số của tổng công suất phát ra bởi anten so với công suất từ transmitter (nối với anten) được chấp nhận bởi anten”. Anten bức xạ một số công suất ở dạng năng lượng điện từ. Tất cả các thiết bị RF – radio, đường truyền (cable), anten – đều có trở kháng, chính là tỷ số giữa điện áp và dòng điện. Khi anten được kết nối với một đoạn cable, nếu trở kháng đầu vào của anten trùng khớp với trở kháng của radio và đường truyền thì tổng công suất được truyền từ radio đến anten là tối đa. Tuy nhiên, nếu trở kháng không giống nhau thì một số năng lượng sẽ bị phản xạ ngược trở lại nguồn và số còn lại sẽ được truyền đi đến anten.

Bandwidth

Bandwidth của anten định nghĩa vùng tần số mà anten cung cấp hiệu năng có thể chấp nhận được, thông thường được định nghĩa bởi tần số giới hạn trên hay tần số tối đa và tần số giới hạn dưới hay tần số tối thiểu. Một số anten được xem như là broadband (băng rộng) trong đó tỷ số giữa tần số lớn nhất và tần số nhỏ nhất là lớn hơn 2. Tuy nhiên, bởi vì anten băng rộng thường có hiệu năng kém và bởi vì sự phân bố tần số 802.11 hiện tại không yêu cầu anten băng rộng nên trường hợp duy nhất mà bạn có thể sử dụng anten băng rộng chính là khi bạn muốn sử dụng cả 2 băng tần 2.4 Ghz ISM và 5 Ghz UNII trong 1 anten duy nhất.

Khi chọn lựa anten bạn sẽ thấy có nhiều thuộc tính của anten có liên quan đến với nhau, vì thế mặc dù dường như là tối ưu khi chúng ta chọn anten có tất cả thuộc tính đều tối đa hoặc tối thiểu, điều này thường là không thể.

Xem thêm:

Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã có thể lựa chọn cho mình loại anten phù hợp với nhu cầu sử dụng. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 602 khách và không thành viên đang online