Với một hệ thống truyền tải, tạ chống rung chính là phụ kiện đắc lực đi kèm cáp quang ADSS và cáp quang OPGW. Mặc dù hay được sử dụng nhưng phụ kiện này lại khá ít được nhắc tới. Hôm nay, BKAII sẽ cùng các bạn làm rõ công dụng và nguyên lí hoạt động của tạ chống rung cáp quang nhé!

Công dụng

Trên thực tế với đường dây truyền tải luôn sẽ xuất hiện hiện tượng rung đường đây dẫn đến việc ta cần một thiết bị giảm tải sự rung đó. Đúng như tên gọi của tạ thì công dụng của nó sẽ là chống rung.

Xuất hiện sự rung là do:

Khi gió thổi qua dây dẫn gây ra sự chênh lệch áp suất. Các phân tử khí chuyển động từ mặt trước dây dẫn đến mặt sau – nơi có áp suất thấp, làm suất hiện những vòng gió xoáy nhỏ. Chúng xuất hiện có tính chu kỳ, lúc mạnh lúc yếu, dưới ảnh hưởng của những vòng gió xoáy nhỏ này dây điện sẽ dao động lên xuống vuông góc với hướng gió.

Cường độ gây rung phụ thuộc vào một số tham số như loại dây dẫn, độ căng, chiều dài, địa hình xung quanh, chiều cao và hướng của đường dây cũng như tần xuất xuất hiện của các luồng gió gây ra rung động.

Độ rung của dây dẫn tạo ra các ứng suất uốn cong theo chu kỳ tại các vị trí kẹp chỗ khóa léo, khóa đỡ…Với dây nhôm lõi thép ACSR các sợi nhôm bên ngoài sẽ chịu lực uốn lớn nhất, nếu tình trạng này kéo dài dây dẫn có thể bị đứt. Đường dây trên địa bàn hở và bằng phẳng dễ bị rung hơn là trên địa bàn bị che chắn. Sự rung dây xảy ra khi khoảng cột từ 120m trở lên và đặc biệt nguy hiểm ở các khoảng cột lớn trên 500m vượt sông hay thung lũng. Vì vậy để chống rung người ta dùng tạ chống rung treo trên hai đầu dây trong khoảng cột.

Nguyên lí hoạt động

Tạ chống rung hoạt động theo nguyên tắc tổng hợp hai dao động. Nếu hai dao động ngược pha nhau sẽ có xu hướng triệt tiêu nhau.

Giả sử khi có gió, đường dây dao động ra khỏi vị trí cân bằng:

Trên đường dây vị trí lắp tạ chống rung sẽ có trọng lượng lớn hơn vị trí không lắp tạ. Nên khi dao động đoạn không lắp tạ sẽ dao động ra biên sớm hơn và có xu hướng chuyển động về vị trí cân bằng trong khi đoạn lắp tạ đang chuyển động ra biên. Do hai dao động này ngược chiều nhau nên sẽ triệt tiêu nhau. Sự uốn cong của các sợi nhôm trong dây dẫn sẽ chà sát vào nhau dẫn đến tiêu hao năng lượng. Tạ chống rung dây dẫn bao gồm các loại: tạ chống rung dây dẫn ACSR, AAC, ACKP, tạ chống rung cho dây chống sét TK, tạ chống rung cho cáp quang ADSS OPGW với đặc tính gồm hai quả đối trọng nối với nhau bằng đoạn cáp nhôm vặn xoắn giúp tạ chống rung có tính dao động đàn hồi có tác dụng chống rung cho dây dẫn, cáp quang trước ảnh hưởng của gió bão hoặc địa chấn.

Kích thước và hình dạng của hai quả đối trọng và hình học tổng thể của tạ chống rung dây dẫn ảnh hưởng đến lượng năng lượng sẽ bị tiêu hao cho các tần số rung cụ thể. Như đã biết, một khoảng đường dây sẽ rung ở một số tần số cộng hưởng khác nhau dưới ảnh hưởng của một loạt vận tốc gió, thiết kế tạ chống rung hiệu quả phải có tác dụng trong dải tần số dự kiến cho một khoảng đường dây.

Yêu cầu kĩ thuật

  • Vật liệu phải có trọng lượng riêng lớn.
  • Chịu được điều kiện lâu dài trong môi trường ngoài trời.
  • Có kích thước quy chuẩn phù hợp với sứ chuỗi.
  • Dễ thi công, có kẹp hãm khi treo trên dây.
  • Khi lắp chống rung vào dây dẫn chú ý phải bắt thật chặt bằng kẹp hãm và bu lông làm bằng thép mạ kẽm

Xem thêm: 

Trên đây là một số tìm hiểu của BKAII về tạ chống rung cáp quang. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất?"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1912 khách và không thành viên đang online