Có thể nói cụm từ 4.0 là một cụm từ được nhắc đến khá phổ biến hiện nay. Trên thực tế không phải ai cũng có thể định nghĩa được chính xác khái niệm này. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu một vài thông tin cơ bản liên quan đến công nghiệp 4.0
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm. Theo wikipedia Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo, Internet vạn vật, điện toán đám mây và điện toán nhận thức.
Khi nào một hệ thống được coi là công nghiệp 4.0 ?
Một hệ thống được coi là công nghiệp 4.0 khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Khả năng giao tiếp: Có nghĩa là mọi thiết bị máy móc, các cảm biến và con người phải được kết nối và liên lạc được với nhau.
- Thông tin minh bạch: Hệ thống sẽ tạo ra một bản sao của thế giới thật, bản sao này được định hình thông qua các dữ liệu thu thập được từ các hệ thống máy móc và bộ cảm biến..
- Kỹ thuật: Hệ thống máy móc có thể tự đưa ra quyết định, giải quyết các vấn đề và giúp con người làm những công việc vất vả, nguy hiểm và độc hại.
- Khả năng ra quyết định theo mô hình phân tán: Máy móc sẽ tự ra quyết định và xử lý các vấn đề đơn giản nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Có nghĩa là con người không cần phải nhúng tay vào quy trình đó.
Công nghiệp 4.0 và những vấn đề ở Việt Nam
Theo ông Lê Xuân Công – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ TT&TT): “Mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở mức trung bình thấp. Điều này thể hiện qua 2 khía cạnh, các chỉ số và công nghệ'
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực công nghệ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chưa sẵn sàng, chưa tương đương với ASEAN. Chúng ta còn có một điểm yếu nữa là năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, ưu điểm của nước ta là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN. Thách thức hiện hữu nhất trong việc hướng tới Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam nằm ở vấn đề lao động. Tiếp đến là sự phát triển của mỗi quốc gia. Nếu chậm chân trong cuộc cách mạng này chúng ta sẽ tụt hậu rất xa.
Ở Việt Nam số lượng thuê bao băng rộng cố định còn khiêm tốn, đa phần việc phát triển là ở băng rộng di động. Để theo đuổi cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, hạ tầng viễn thông băng rộng và việc đảm bảo an toàn thông tin đóng vai trò nền tảng. Các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin cũng cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu các ứng dụng mới theo các xu thế tất yếu của công nghệ như điện toán đám mây, IoT…
Trong tương lai, sự đổi mới công nghệ sẽ mang đến một phép màu cho các nhà cung ứng với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí vận chuyển và truyền thông sẽ giảm, các chuỗi cung ứng và hậu cần toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn và chi phí thương mại sẽ giảm. Tất cả sẽ mở ra thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy chúng ta cần phải thích ứng một cách tích cực trước làn sóng công nghệ 4.0
Trên đây là một vài tìm hiểu cơ bản về công nghiệp 4.0. Chúng ta sẽ tiếp tục có những bài tìm hiểu chi tiết hơn vào thời gian tới. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
Xem thêm:
- Ngành điện TPHCM đi đầu trong ứng dụng công nghệ 4.0
- Nhà máy số chìa khóa cho công nghiệp 4.0
- Giới thiệu khái niệm cơ bản về OPC UA - giao thức cho công nghiệp 4.0
- Viettel, VNPT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Những thế giới song song và Cách mạng Công nghiệp 4.0
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"