Có lẽ trong các hệ thống mạng hiện nay thì switch là một thiết bị không còn xa lạ. Switch là một thiết bị hỗ trợ đắc lực cho các hệ thống. Với những hệ thống mạng lớn thì sử dụng switch là việc không thể thiếu. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu khái niệm, vai trò cũng như đặc điểm của switch nhé!

Switch thường được gọi với cái tên quen thuộc là bộ chuyển mạch, đây chính là bộ phận tối quan trọng trong hệ thống mạng. Switch là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao, nó làm việc như một Bridge nhiều cổng. Switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây trong một hệ thống mạng. Một switch chia mạng có khả năng nối thẳng với các máy tính nguồn, đích hay các thiết bị nối-chuyển khác dùng chung một giao thức hay một kiến trúc. Switch có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch.

Các switch tương tự với các hub, chỉ thông minh hơn. Chúng cũng tương tự như các router, nhưng một router có khả năng bổ sung để chuyển tiếp các gói giữa các mạng khác nhau, trong khi một switch bị hạn chế đối với giao tiếp node-to-node trên cùng một mạng.

Vai trò của Switch

  • Switch làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công (có thể đọc – ghi, nghe – nói) cùng lúc.
  • Switch chỉ thiết lập một mạch ảo giữa hai cổng tương ứng mà không làm ảnh hưởng đến lưu thông trên các cổng khác
  • Switch quyết định chuyển frame dựa trên địa chỉ MAC, do đó nó được xếp vào thiết bị Lớp 2. Chính nhờ Switch có khả năng lựa chọn đường dẫn để quyết định chuyển frame nên mạng LAN có thể hoạt động hiệu quả hơn. Hơn thế có thể giảm tỷ lệ lỗi trong frame.
  • Các thiết bị được kết nối gián tiếp thông qua các port của switch. Switch nhận biết máy nào kết nối với cổng của nó bằng cách học địa chỉ MAC nguồn trong frame mà nó nhận được. Không cần phải chia sẻ băng thông. Các port của switch sẽ quyết định băng thông truyền đi như thế nào. Vì vậy có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một mức ngưỡng nào đó.
  • Một switch hoạt động như một bộ điều khiển, cho phép các thiết bị nối mạng có thể 'nói chuyện" với nhau một cách hiệu quả. Qua đó giúp phân bổ nguồn lực, tăng cường tiết kiệm tiền của doanh nghiệp và tăng năng suất của nhân viên.

Đặc điểm của switch

  • Tách biệt giao thông trên từng đoạn mạng, Ethernet Switch chia hệ thống mạng ra thành các đơn vị cực nhỏ gọi là microsegment. Các segment cho phép các người dùng trên nhiều segment khác nhau có thể gửi dữ liệu cùng một lúc mà không làm chậm các hoạt động của mạng.
  • Mỗi segment là một miền đụng độ riêng biệt. Switch giới hạn lưu lượng băng thông chỉ chuyển gói tin đến đúng cổng cần thiết dựa trên địa chỉ MAC Lớp 2.
  • Switch bảo đảm cung cấp băng thông nhiều hơn cho người dùng bằng cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn. Mỗi segment này là một kết nối riêng giống như một làn đường riêng 100 Mbps. Mỗi server có thể đặt trên một kết nối 100 Mbps riêng

Xem thêm:

Trên đây là một vài tìm hiểu cơ bản về switch, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về phân loại, nguyên lí hoạt động cũng như chức năng của switch ở những bài viết tiếp theo nhé. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1063 khách và không thành viên đang online