Công nghệ RFID mang lại cho chúng ta nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bên cạnh những ưu thế vượt trội đó, RFID cũng tồn tại một số hạn chế. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những yếu tố có thể ảnh hưởng gây ra những hạn chế của công nghệ RFID này nhé!

Nhắc lại một chút về RFID, RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Hoạt động của hệ thống RFID bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố. Nếu muốn hệ thống này có thể vận hành một cách tối ưu chúng ta cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề. Đầu tiên quan trọng nhất chính là việc lựa chọn một thiết bị phù hợp.

Mỗi thiết bị lại được thiết kế với tầm hoạt động nhất định nên chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố ảnh hưởng sau:

Độ lợi và sự phân cực của anten

Độ lợi anten tỷ lệ thuận với mong muốn về tầm hoạt động của thiết bị. Những anten có độ lợi cao sẽ giúp cho các thiết bị có tầm hoạt động xa hơn. Anten có độ lợi thấp phù hợp cho những thiết bị không cần tầm hoạt động xa. Bởi lẽ nếu anten có độ lợi cao hơn sẽ yêu cầu năng lượng cung cấp lớn hơn

Các thiết bị có gắn RFID nếu được đặt thẳng hàng với anten thì anten phân cực tuyến tính sẽ có khả năng đọc xa hơn anten phân cực vòng và ngược lại. Phân cực tuyến tính chỉ trường điện từ được lan ra theo một mặt phẳng. Phân cực vòng lại làm trường điện từ di chuyển theo hai trục xoay tròn và xoắn lại với nhau như một cơn lốc xoáy. Vì vậy lựa chọn loại anten cũng là một vấn đề cần lưu ý.

SOAP của nhãn RFID

SOAP chính là từ viết tắt tiếng anh của các từ với hàm ý: kích thước, điều hướng, góc độ, nơi gắn nhãn. Nhãn RFID càng lớn thì có thể đọc được ở khoảng cách xa hơn nhãn RFID nhỏ. Những nhãn này cần đặc biệt lưu ý nếu như sử dụng trên các vật làm bằng kim loại. Kích thước nhãn RFID có phạm vi đọc rất đa dạng từ vài cm đến hơn 100 cm. Trên nhãn RFID sẽ được lắp anten. Mỗi vật dụng sẽ có vị trí riêng để gắn nhãn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể thử nghiệm nhiều lần để tìm ra vị trí phù hợp nhất.

Cấu hình thiết bị đọc

Các thiết bị đọc đều có khả năng tùy chỉnh năng lượng cung cấp cho anten. Mức tiêu thụ năng lượng lớn sẽ có tầm hoạt động xa hơn, mức tiêu thụ nhỏ sẽ có tầm hoạt động thấp hơn. Thiết bị đọc cần được để ở chế độ nhận diện tín hiệu cao nhất mới có thể tối đa tầm hoạt động.

Độ dài cáp, đầu chuyển đổi

Dây cáp kết nối thiết bị đọc và anten sẽ làm thất thoát năng lượng. Cáp càng dài tín hiệu thất thoát càng lớn. Không những vậy việc sử dụng các đầu chuyển đổi cũng làm tăng việc thất thoát tín hiệu của hệ thống RFID. Ta nên sử dụng loại dây cáp ngắn nhất có thể và hạn chế dùng những đầu chuyển đổi không cần thiết. Lưu ý rằng chúng ta cũng nên chọn dây cáp có hệ số cách nhiệt cao. Một cách để khắc phục khi bắt buộc sử dụng cáp đó là việc tính toán số năng lượng thiết bị thất thoát để bù trừ bằng những phần khác có thể là tăng kích thước nhãn RFID hay tăng mức năng lượng cung cấp,…

Yếu tố môi trường khác

Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới tầm hoạt động của RFID chính là các môi trường: nước, kim loại hay đèn huỳnh quang, máy móc lớn và việc xung đột tần số sóng radio. Trên thực tế có rất nhiều các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng, để có thể có tầm hoạt động tốt nhất ta chỉ có thể thử nghiệm nhiều lần và tìm ra giải pháp tối ưu.

Xem thêm:

Trên đây là một vài những yếu tố cần lưu ý có ảnh hưởng tới tầm hoạt động của RFID. Hi vọng qua những chia sẻ này các bạn có thể xây dựng cho mình những giáp tốt hơn. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 608 khách và không thành viên đang online