Ở bài chia sẻ trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như khả năng kết nối của Arduino. Hôm nay chúng ta sẽ có bài tìm hiểu kĩ hơn về những vấn đề như phân loại và ứng dụng của Arduino nhé!
Arduino là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc lập trình. Điểm hấp dẫn ở Arduino với người đam mê lập trình là ngôn ngữ dễ học khá giống C/C++, các ngoại vi trên bo mạch đều đã được chuẩn hóa nên không cần biết nhiều về điện tử, chúng ta cũng có thể lập trình được những ứng dụng thú vị. Thêm nữa Arduino là một platform đã được chuẩn hóa nên đã có rất nhiều các bo mạch mở rộng (shield) để cắm chồng lên bo mạch Arduino, có thể hình dung dễ hiểu là "library" của các ngôn ngữ lập trình.
Với Arduino bạn có thể ứng dụng vào những mạch đơn giản như mạch cảm biến ánh sáng bật tắt đèn, mạch điều khiển động cơ,... hoặc cao hơn nữa bạn có thể làm những sản phẩm như: máy in 3D, Robot, khinh khí cầu, máy bay không người lái,... Chính vì tính tiện lợi và đơn giản cho người sử dụng mà Arduino đã trở thành một hiện tượng trong ngành điện tử thế giới. Những sản phẩm của cộng đồng người dùng Arduino cũng như những thiết bị hỗ trợ Arduino lớn đến mức không thể thống kê được
Arduino được cấu tạo từ phần cứng và phần mềm IDE. Phần cứng hay ta vẫn nghe một cái tên quen thuộc là vi điều khiển, board mạch mã nguồn mở.
Một số loại board được sử dụng hiện nay như:
Arduino Uno: Đây chính là loại board đơn giản nhất nên rất phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Dữ liệu số bao gồm 14 chân, đầu vào gồm 6 chân 5V, khả năng phân giải là 1024 mức, tốc độ 16MHz, điện áp từ 7V đến 12V. Kích thước của Board này là 5,5x7cm
Arduino Micro: Bao gồm có đến 20 chân, trong đó có 7 chân có thể phát PWM. Loại này có thiết kế khá nhỏ gọn, kích thước chỉ 5x2cm.
Arduino Nano: Có thể nói đây chính là loại board có kích thước nhỏ nhất chỉ 2x4cm, việc lắp đặt được thực hiện dễ dàng.
Arduino Pro: Đây là một thiết kế mới mẻ khi chân số không có sẵn, tùy vào số chân bạn sử dụng để gắn trực tiếp và giúp tiết kiệm được khoảng không lớn, ta thường thấy hai loại có nguồn 3.3V và 5V.
Arduino Mega: Chân số lên đến 64, 14 chân có thể phát PWM, 4 cổng truyền tiếp cùng kích thước khá lớn 5x10cm.
Arduino Leonardo: Là board không có cổng nối USB dùng lập trình. Được thiết kế tại một chip nhỏ điều khiển. Kết nối qua COM ảo và có thể kết nối với chuột và bàn phím.
Ứng dụng Arduino:
- Arduino có nhiều ứng dụng trong đời sống, trong việc chế tạo các thiết bị điện tử chất lượng cao. Một số ứng dụng có thể kể đến như:
- Lập trình robot: Arduino chính là một phần quan trọng trong trung tâm xử lí giúp điều khiển được hoạt động của robot.
- Lập trình máy bay không người lái. Có thể nói đây là ứng dụng có nhiều kì vọng trong tương lai.
- Game tương tác: chúng ta có thể dùng Arduino để tương tác với Joystick, màn hình,... để chơi các trò như Tetrix, phá gạch, Mario... và nhiều game rất sáng tạo nữa
- Arduino điều khiển thiết bị ánh sáng cảm biến tốt. Là một trong những bộ phần quan trọng trong cây đèn giao thông, các hiệu ứng đèn nháy được cài đặt làm nổi bật các biển quảng cáo.
- Arduino cũng được ứng dụng trong máy in 3D và nhiều ứng dụng khác tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người sử dụng.
Xem thêm:
- Raspberry Pi có thể bị thay thế?
- Những ứng dụng tiêu biểu của Raspberry Pi
- Arduino là gì, khả năng kết nối ra sao?
Trên đây là một số chia sẻ về các loại board Arduino cũng như ứng dụng Arduino trong cuộc sống. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"