Chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ Arduino bởi độ phổ biến hiện nay. Tuy hàng ngày hàng giờ những kĩ sư tin học, kĩ sư tự động hóa đều có thể sử dụng đến Arduino nhưng đôi khi chúng ta thường bỏ qua những khái niệm. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn nhắc lại về khái niệm của Arduino cũng như cấu tạo và khả năng kết nối của chúng nhé!

Arduino là một board mạch vi xử lý nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Được giới thiệu đến công chúng năm 2005 những nhà thiết kế mong muốn mang đến một cách thức đơn giản chi phí thấp để khuyến khích sinh viên, người yêu thích có thể dễ dàng chế tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường qua các cảm biến và cơ cấu chấp hành.

Arduino hiện nay đã rất phổ biến trên thế giới và chúng cũng được biết đến rộng rãi tại Việt Nam. Với vô vàn những ứng dụng mở rộng độc đáo Arduino ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của mình. Arduino là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các ứng dụng điện tử tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Arduino giống như một máy tính nhỏ để người dùng có thể lập trình và thực hiện các dự án điện tử mà không cần phải có các công cụ chuyên biệt để phục vụ việc nạp code. Arduino và Raspberry Pi là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho lập trình và những hoạt động liên quan.

Với Arduino bạn có thể ứng dụng vào những mạch đơn giản như mạch cảm biến ánh sáng bật tắt đèn, mạch điều khiển động cơ,... hoặc cao hơn nữa bạn có thể làm những sản phẩm như: máy in 3D, Robot, khinh khí cầu, máy bay không người lái,...

Arduino bao gồm những gì?

Phần cứng: gồm 1 board mạch mã nguồn mở thường được gọi là vi điều khiển và có thể lập trình được. Phần cứng được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit. Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau.

Các phần mềm hỗ trợ phát triển tích hợp IDE dùng để soạn thảo, biên dịch code và nạp chương trình cho board. Nó được thiết kế để dành cho những người mới tập làm quen với lĩnh vực phát triển phần mềm. Nó bao gồm một chương trình code editor với các chức năng như đánh dấu cú pháp, tự động brace matching, và tự động canh lề, cũng như compile (biên dịch) và upload chương trình lên board chỉ với 1 cú nhấp chuột

Khả năng kết nối

  • Arduino có thể hoạt động hoàn toàn độc lập hoặc các Arduino có thể kết nối với nhau
  • Arduino có thể kết nối với các chip điều khiển, thiết bị điện tử,…
  • Arduino có thể kết nối với một máy tính.

Ngoài ra Arduino có thể cung cấp cho người sử dụng nhiều sự tương tác với môi trường xung quanh.

  • Hệ thống cảm biến đa dạng: Cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, gia tốc, vận tốc, cường độ ánh sáng, màu sắc, lượng nước, cảm biến phát hiện chuyển động, kim loại, khí độc,…
  • Các thiết bị hiển thị: màn hình LCD, đèn LED,…
  • Các module chức năng hỗ trợ kết nối có dây với các thiết bị khác hoặc kết nối không dây thông dụng 3G, GPRS, Wifi, Bluetooth,…
  • Định vị GPS, nhắn tin SMS,…

Xem thêm bài viết:

Trên đây là một số thông tin giới thiệu về Arduino, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về đề tài này qua những bài viết tiếp theo nhé. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 699 khách và không thành viên đang online