Là diễn giả trình bày của chương trình Giao lưu với Cộng đồng startup với chủ đề: “Sức mạnh trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0″ vừa diễn ra tại DNC Da Nang Co-working Space, 31 Trần Phú, Hải Châu, Đà Nẵng ngày 23/9, ông Lê Nhân Tâm – Giám đốc SmartCity Lab – Tập đoàn VNPT cho rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra tuy duy mới, hơi thở mới của đô thị…

Các vấn đề đặt ra đối với các đô thị hiện nay đó là do nhu cầu đô thị hoá cao dẫn đến dân số thế giới sẽ tăng gấp đôi vào 2050. Thực tế này đòi hỏi cần thiết phải xây dựng đô thị thông minh hơn để đối phó với sự tăng trưởng dân số, giảm sức ép lên hạ tầng đô thị. Có khá nhiều định nghĩa được đưa ra về một mô hình thành phố thông minh như: “Thành phố thông minh là thành phố có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện mức độ hài lòng của cư dân”; Thành phố thông minh nghĩa là biến dữ liệu thu thập được từ cảm biến thành hành động”; Thành phố thông minh là quản lý hiệu quả năng lượng, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh, hay nâng chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân.

Song có thể tựu lại, đô thị thông minh sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để quản lý hiệu quả về năng lượng, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh xã hội, nâng cao chất lượng sống, chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân, và đảm bảo phát triển bền vững. Những yếu tố cấu thành của một thành phố thông minh bao gồm: Y tế thông minh; Giao thông thông minh; Nông nghiệp thông minh; Trung tâm điều hành thông minh; Giáo dục thông minh; Môi trường thông minh; Quản lý nước, rác thải thông minh…

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo ra tư duy mới, hơi thở mới của đô thị; giúp đem đến những hiểu biết sâu sắc, phân tích chính xác, và cung cấp thông tin đáng tin cậy từ hạ tầng dịch vụ đô thị như hệ thống giao thông, điều hành thành phố đến các dịch vụ kết nối đến người dân. Các thành phố thông minh, được kết nối với nhau và được trang bị các năng lực về AI sẽ phục vụ tốt hơn với cơ sở hạ tầng thông minh hơn, có khả năng tiên đoán dự báo trước các vấn đề của thành phố. An toàn, an ninh công cộng sẽ được cải thiện. Nhà chức trách sẽ có thể hành động, hoặc có phương án để chuẩn bị hành động khi xảy ra tai nạn sự cố, hoặc có ai đó đang gặp phải sự cố cần giúp đỡ.

Sử dụng AI thế nào trong các vấn đề về đô thị thông minh?

Ứng dụng của AI trong đô thị thông minh sẽ tập trung chủ yếu vào ba loại ứng dụng chính: Giúp các quan chức tìm hiểu thêm về cách mọi người sử dụng các thành phố; Cải thiện cơ sở hạ tầng và tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên này và cải thiện an toàn, an ninh công cộng ở các thành phố. Cùng với đó, AI sẽ học cách người dân sử dụng, tương tác với thành phố. Hạ tầng dữ liệu của thành phố là nguồn tài nguyên quan trọng để các hệ thống AI có thể học, phân tích được hành vi, cách thức tương tác cũng như cảm nhận phản hồi của người dân đối với thành phố. Ví dụ như dữ liệu sinh ra từ: Hệ thống bán vé tàu xe, phươgn tiện công cộng; các báo cáo tình hình an ninh của cảnh sát, hình ảnh từ các hệ thống camera giám sát. Đây chính là mỏ tài nguyền đối với các công nghệ về Dữ liệu lớn, Học sâu (deep learning). Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ giúp tối ưu hạ tầng của đô thị, tạo ra hạ tầng kết nối, phương tiện kết nối để thành phố có thể thu thập được dữ liệu thời gian thực để đưa ra những thông tin hữu ích giúp cho cả người dân lẫn chính quyền trong việc tối ưu về hạ tầng đô thị.

Ông Lê Nhâm Tâm đưa ra ví dụ, việc chia sẻ thông tin bãi đỗ xe sẽ giúp tài xế tiết kiệm thời gian, năng lượng khi di chuyển; phân tích và quản lý hệ thống chiếu sáng thời gian thực, dự báo tình hình thời tiết giúp cho việc tiết kiệm năng lượng điện, nâng cao hiệu quả hoạt động.

 tri-tue-nhan-tao-se-lam-thay-doi-cac-do-thi-nhu-the-nao

 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn không chỉ mang lại cơ hội to lớn mà cả thách thức, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đang xây dựng trên nền tảng của cuộc cánh mạng số và quản lý các hệ thống vật lý trong không gian ảo và đặc biệt là hiện nay các công nghệ nền tảng phát triển rất mạnh như điện toán đám mây, IoT, trí tuệ nhân tạo… Xây dựng đô thị thông minh là dùng CNTT và truyền thông để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng hiệu quả làm việc và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, công nghệ thông tin không phải quyết định tất cả trong việc xây dựng đô thị thông minh mà chính là con người. Vì vậy, khi xây dựng đô thị thông minh, VNPT tập trung lấy người dân và con người làm trọng tâm. Để xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho một đô thị thông minh thì phải có các hệ thống như trung tâm điều hành thông minh, trung tâm về an toàn bảo mật – đây luôn là vấn đề rất quan trọng nhất là khi các thiết bị sensor, thiết bị IoT, thiết bị di động đang bùng nổ. Hệ thống đó phải kiểm soát được tất cả các thiết bị này chưa kể các dữ liệu cũng phải chia sẻ ra bên ngoài…

Nguồn vnmedia.vn

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1016 khách và không thành viên đang online