Có thể nói card mạng là một phụ kiện tiên quyết giúp máy tính kết nối với internet, song không phải ai cũng năm bắt được khái niệm cũng như chức năng của chúng. Ở bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến card mạng nhé!
Card mạng (network card), hay card giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Nó còn được gọi là bộ thích nghi LAN (LAN adapter), được cắm trong một khe (slot) của bản mạch chính và cung cấp một giao tiếp kết nối đến môi trường mạng.
Các thành phần trong card mạng
- I/O Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, được dùng để trao đổi dữ liệu giữa máy tính với thiết bị (card mạng)
- Memory Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, là nơi bắt đầu vùng đệm dành cho các xử lý của card mạng
- DMA Channel: Cho phép thiết bị (card mạng) làm việc trực tiếp với bộ nhớ máy tính mà không cần thông qua CPU
- Boot PROM: Cho phép khởi động hệ thống và kết nối vào mạng
- MAC Address: Địa chỉ định danh duy nhất được IEEE cấp cho mỗi card mạng
- Đầu nối BNC: Nối card mạng với cáp qua đầu nối chữ T (10BASE2)
- Đầu nối RJ-45: Nối card mạng với cáp qua đầu nối RJ-45 (10BASE-T/100BASE-T)
- Đầu nối AUI: Nối card mạng với cáp (10BASE5)
- Khe cắm mở rộng: nơi cho phép gắn card mạng vào máy tính, có nhiều chuẩn: ISA, EISA, PCI, MCA,...
- IRQ (Interrupt Request): Chỉ số ngắt. Mỗi thiết bị trên máy tính, kể cả card mạng, đều được ấn định một chỉ số ngắt duy nhất để yêu cầu CPU phục vụ
Chức năng của card mạng
Chức năng cơ bản của card mạng cần nhắc đến đầu tiên chính là chức năng truyền dữ liệu qua lại giữa các máy tính, đồng thời kiểm soát thống kê thông tin dữ liệu từ cấp tới máy tính. Có nghĩa là các thông tin mà bạn muốn đưa lên mạng hay các thông tin bạn tìm từ internet về thì các dữ liệu đó sẽ được chuyển đổi từ dạng byte và bit sang loại tín hiệu điện. Và tín hiệu này sẽ truyền qua dây cáp đến máy tính của bạn khi muốn nhận dữ liệu hoặc ngược lại khi bạn muốn truyền dữ liệu.
Đặc điểm cơ bản của một card mạng chỉ là nó sẽ có một địa chỉ MAC. Đây là địa chỉ duy nhất của Card mạng không trùng khớp với bất cứ card mạng nào. Nhờ vào đó đó nó sẽ được phân biệt với nhau ở trên mạng internet thì mới có thể truyền đi hay cung cấp dữ liệu về chính xác nhất.
Nhiệm vụ của card mạng
- Nhiệm vụ của card mạng là giúp chuyển đổi các dữ liệu từ máy tính qua đường truyền tín hiệu đến các phương tiện khác hoặc ngược lại.
- Các thông tin sẽ được chuyển đi hay tải về nhờ dây dẫn thông qua card mạng của máy.
- Dễ dàng gửi và nhận thông tin một cách chính xác, có nghĩa là mọi nguồn dữ liệu ở mạng internet muốn vào máy tính phải thông qua card mạng và ngược lại nếu dữ liệu muốn truyền đi cũng phải thông qua card mạng để ra ngoài.
Nguyên tắc sử dụng card mạng như thế nào?
Mỗi card mạng ứng với một địa chỉ MAC. Địa chỉ này không trùng khớp với bất cứ địa chỉ nào trên mạng chính vì thế nó sẽ dễ dàng phân biệt các card mạng với nhau. Địa chỉ MAC được cung cấp từ IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) và các nhà sản xuất card mạng. Họ sẽ cố định địa chỉ MAC cho card mạng.
Chúng được phân chia như sau: Địa chỉ MAC gồm 6 byte, trong đó 3 byte sẽ là mã số nhà sản xuất và 3 byte sẽ là số seri của các card mạng do hãng đó sản xuất, chính vì vậy các địa chỉ MAC của card không thể giống nhau, nên đường truyền giữ liệu đi vào ra hay đều chính xác một cách tuyệt đối.
Card mạng sử dụng theo một nguyên tắc nhất định là giao tiếp giữa các mạng và máy tính theo kiểu quy trình điều khiển card mạng được nạp, nó cần phải kết buộc với một chồng giao thức. Thông qua dây cáp vào card mạng sẽ truyền và nhận tín hiệu cho các thiết bị qua lại với nhau.
Trên đây là một vài tìm hiểu của BKAII về card mạng. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"