Những năm trở lại đây, cáp quang xuất hiện phổ biến thay thế cáp đồng ADSL. Cáp quang có hai đặc điểm công nghệ chính là AON và PON. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về sự khác biệt cũng như ưu nhược điểm của hai công nghệ cáp quang này nhé.

Các nhà mạng hiện nay đang chuyển dần từ AON sang công nghệ PON bởi những ưu điểm và sự phù hợp về công nghệ cũng như chi phí vận hành. Tuy vậy công nghệ AON vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi.

Tìm hiểu về AON

AON là từ viết tắt của Active Optical Network nó được hiểu là mạng cáp quang chủ động. Ở đây chính là kiểu kiến trúc mạng điểm điểm, mỗi thuê bao có một đường cáp quang riêng chạy từ trung tâm đến thuê bao. Nói một cách hình ảnh hơn AON chính là công nghệ giống như có một hồ nước và mỗi ống nước sẽ có 1 máy bơm để tự hút.

Ưu điểm:

Mạng AON có tầm kéo khá xa có thể lên đến 70km mà không cần bộ lặp. AON có tính bảo mật cao, ngăn chặn được việc nghe lén trên đường truyền. Khi gặp sự cố gián đoạn vì chỉ có một đường truyền nên ta dễ dàng xác định được. Không những vậy với công nghệ AON việc nâng cấp băng thông trở nên rất dễ dàng.

Nhược điểm:

Việc vận hành thiết bị trên đường truyền cần nguồn cung cấp, cần có không gian để chứa đủ cáp, như vậy dẫn tới chi phí đầu tư tốn kém. Tốc độ truyền toàn mạng AON khá thấp. Đặc biệt việc thông qua bộ chuyển tín hiệu rồi mới từ nhà cung cấp chính truyền xuống đến người sử dụng như vậy mất đến 2 lượt, điều này làm giảm tốc độ truyền dẫn. Việc xử lí đồng thời nhiều điểm truy cập mạng tốc độ cao cùng lúc đến thiết bị chuyển mạng cũng dẫn đến rủi ro về đường truyền. Với AON sẽ bị hạn chế về thiết bị chuyển mạch.

Tìm hiểu về PON

PON hay Passive Optical Network chính là mạng cáp quang thụ động, đây chính là kiểu kiến trúc mạng điểm – nhiều điểm. Đường truyền chính sẽ đi từ trung tâm OLT qua thiết bị chia tín hiệu để đến được nhiều người sử dụng cùng một lúc, có thể là 32 thậm chí 64 thuê bao. Thiết bị chia mạng này không cần nguồn cung cấp. PON dễ hính dung chính là ông nước được chia nhỏ ra nhiều ống nước khác mà không có máy bơm ở mỗi chỗ ống nước.

Có một số các chuẩn mạng PON hiện nay như: GPON, APON, EPON, GE-PN. GPON chính là chuẩn phổ biến nhất với tốc độ Gigabit.

Ưu điểm:

Do thiết bị chia tín hiệu không cần nguồn cung cấp nên việc triển khai PON tiết kiệm được khá lớn chi phí so với AON. Không những vậy thay vì mỗi thuê bao là đường cáp riêng nên có thể giảm thiểu yêu cầu về không gian chứa cáp.

Nhược điểm:

Do kiến trúc điểm – nhiều điểm nên PON khá khó khăn trong việc nâng cấp băng thông bởi khi nâng cấp sẽ ảnh hưởng đến thuê bao khác nếu đã sử dụng hết băng thông.

Cũng bởi một sợi quang dùng chung cho nhiều thuê bao nên gây khó khăn cho việc xác định lỗi. Việc sửa chữa bảo dưỡng cũng ảnh hưởng đến nhiều người dùng cùng lúc. Đặc biệt tính bảo mật của PON không được cao như AON.

Sau đây chúng ta sẽ làm một bảng so sánh để thấy rõ hơn điểm khác biệt của AON và PON nhé!

Tiêu chí AON PON
Băng thông mỗi thuê bao 100Mbps-1Gbps 2,5Gbps/1,25Gbps nếu không dùng splitter, triển khai theo mô hình điểm – điểm, tuy nhiên thường chia thành 1:32 (78Mbps) hay 1:64 (39Mbps).
Thuê bao ảnh hưởng bởi sự cố Ít Nhiều
Nâng băng thông Đơn giản Khó khăn
Độ bảo mật Cao, ít bị nghe lén Thấp, dễ bị nghe lén
Xác định lỗi Đơn giản, tốn ít thời gian Phức tạp, mất nhiều thời gian
Chi phí triển khai, vận hành Cao, đòi hỏi nhiều không gian chứa cáp Thấp, không cần nhiều không gian
Chi phí nâng cấp Thấp Cao

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin về hai công nghệ quang AON và PON mà BKAII chia sẻ đến các bạn. Có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

 


 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 1525 khách và không thành viên đang online