Có lẽ thuật ngữ bộ chuyển đổi quang điện đã không còn xa lạ với các kĩ sư điện, kĩ thuật IT. Ngoài ra những bộ chuyển đổi quang điện này còn được gọi với cái tên converter quang hay Fiber Media Converter. Chúng được thiết kế với chức năng chính là chuyển tín hiệu từ dạng điện sang tín hiệu quang – ánh sáng và ngược lại. Bộ chuyển đổi quang điện hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thị trường với nhiều loại và mẫu mã khác nhau. Hôm nay BKAII sẽ giúp các bạn tìm hiểu về những ứng dụng của converter quang cũng như phân loại chúng nhé.
Những bộ chuyển đổi này có tính năng hữu dụng cho nhiều giải pháp, chúng được đánh giá là giải pháp mạng hoàn hảo cho các ứng dụng liên quan tới mạng viễn thông.
Hiện nay các chuẩn mạng truyền thông đa phần hoạt động trên môi trường cáp đồng với nhược điểm là tốc độ đường truyền thấp, khoảng cách truyền hạn chế, hệ thống hoạt động không ổn định,… khi hệ thống cần truyền dữ liệu tốc độ cao, khoảng cách xa, yêu cầu tính ổn định cao thì mạng cáp quang là sự lựa chọn thay thế tối ưu.
Muốn sử dụng được cáp quang một cách tốt nhất thì bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị không thể thiếu khi triển khai các hệ thống truyền tải dữ liệu trên nền cáp quang: hệ thống mạng Internet cáp quang, hệ thống mạng LAN cáp quang, hệ thống camera giám sát, truyền thông đa chức năng, truyền thông trong công nghiệp,...
Có nhiều cách để phân loại các bộ chuyển đổi quang điện với các tiêu chí khác nhau.
Phân loại theo cách đơn giản nhất chính là dựa vào các chuẩn điện. Hiện nay có thể chia theo các chuẩn: Ethernet, RS485, E1, Video, STM1, thiết bị dân dụng, công nghiệp,…
Ngoài ra converter quang cũng có thể phân loại phụ thuộc vào sự khác biệt giữa cáp quang đơn mode và đa mode.
Cáp Multimode (đa mode) đường kính lõi sợi quang để truyền tín hiệu là 50/125 µm hay 62,5/125 µm và Singlemode với đường kính lõi sợi quang là 9/125 µm. Bộ chuyển đổi quang điện cũng được chia thành hai loại như trên. Converter quang dùng cho cáp Multimode có khoảng cách truyền trong khoảng 2 – 5km theo từng nhà sản xuất, chúng thường được sử dụng cho mạng nội bộ của doanh nghiệp, cơ quan. Converter quang dùng cho cáp Singlemode có khoảng cách truyền xa có thể lên tới 120km, thường được sử dụng trong ngành viễn thông, các ứng dụng đòi hỏi khoảng cách truyền xa hơn 5km.
Có một thực tế thường thấy đó là việc một số nhà phân phối chưa hiểu rõ về các loại bộ chuyển đổi quang điện này dẫn tới việc tư vấn sai cho khách hàng. Nhầm lẫn giữa hai loại converter này dẫn đến hệ thống triển khai không hoạt động được hoặc hoạt động với tính ổn định thấp. Khi tư vấn giải pháp liên quan đến converter quang có hai thông số quan trọng chúng ta cần quan tâm đó chính là công suất phát và độ nhạy. Giả sử khách hàng muốn sử dụng phạm vi ngắn nhưng lại lắp đặt converter quang singlemode, điều này sẽ dẫn tới công suất phát vượt vùng độ nhạy làm cho tín hiệu không nhận được và ngược lại với converter multimode.
Xem thêm:
- Ưu nhược điểm của các loại bộ chuyển đổi quang điện
- Hướng dẫn sử dụng bộ chuyển đổi quang điện
- Bộ chuyển đổi quang điện chuyên dùng trong trạm thu phí ETC
- Bộ chuyển đổi tín hiệu video sang quang là gì?
Việc phân loại converter là vô cùng quan trọng, nếu phân biệt được rõ ràng sẽ không có sự nhầm lẫn đáng tiếc khi triển khai hệ thống. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn chính xác loại bộ chuyển đổi quang điện phù hợp cho bài toán của mình. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!
"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"