BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về một số giao thức mạng được sử dụng phổ biến hiện nay nhé! Bài viết này sẽ đề cập đến những thông tin về khái niệm, đặc điểm, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của giao thức DHCP.

DHCP viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol, là giao thức tự động cấp phát địa chỉ IP đến các thiết bị trong mạng. Các địa chỉ IP được cung cấp từ giao thức DHCP sẽ cho phép chúng ta truy cập vào internet. Ngoài ra nó cũng đảm bảo không có trường hợp hai hoặc nhiều thiết bị có cùng IP và còn cung cấp các thông tin cấu hình như DNS, subnet mask, default gateway

Các thành phần của giao thức DHCP

Giao thức DHCP được tạo thành từ nhiều thành phần như máy chủ DHCP, máy khách (client) và switch. 

  • DHCP Server: thường là server hoặc router, máy chủ DHCP sẽ giữ địa chỉ IP, cũng như thông tin liên quan đến cấu hình.
  • DHCP Client: là một thiết bị như máy tính hoặc điện thoại. Nó có thể kết nối với mạng và giao tiếp với máy chủ DHCP.
  • DHCP relay: thiết bị trung tâm quản lý các yêu cầu giữa các DHCP client và DHCP server. Nó thường được sử dụng khi một tổ chức phải xử lý các mạng lớn hoặc phức tạp.

Ngoài ra còn có các thành phần khác: bao gồm nhóm địa chỉ IP, mạng con (subnet), DHCP lease và DHCP communication

Cách thức hoạt động của DHCP 

Về cơ bản, cách thức hoạt động của DHCP đơn giản. Đó là, khi một thiết bị muốn truy cập mạng phát tín hiệu, DHCP sẽ thực hiện việc gửi yêu cầu từ router. Sau đó, router tiến hành gán cho địa chỉ IP khả dụng.

Cụ thể, khi có nhu cầu kết nối mạng, thiết bị thực hiện gửi yêu cầu DHCP DISCOVER đến máy chủ. Tiếp đến, DHCP server tiến hành tìm kiếm địa chỉ IP khả dụng, sau đó, cung cấp lại cho thiết bị và gói DHCP OFFER.

Khi đã có được địa chỉ, thiết bị sử dụng một gói tin DHCP REQUEST để trả lời lại cho máy chủ. Lúc này, máy chủ sẽ gửi xác nhận thiết bị đã có IP, cũng như thời gian sử dụng nó cho đến khi thay thế bằng địa chỉ mới.

Chính vì cơ chế hoạt động này nên đối với các mạng có quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình thì router hoạt động như máy chủ DHCP. Còn với các mô hình mạng lớn hơn, một router sẽ không có khả năng quản lý tất cả các thiết bị nên cần đến máy chủ chuyên dụng để thực hiện việc cấp IP

Ưu điểm của DHCP

  • Giao thức DHCP cho phép cấu hình tự động, giúp các thiết bị điện tử kết nối mạng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Cách thức hoạt động của DHCP là chỉ định địa chỉ IP cho từng trường hợp, điều này tránh được trường hợp trùng địa chỉ IP. Cách hoạt động như vậy giúp hệ thống làm việc đơn giản và ổn định hơn.
  • DHCP cho phép cài đặt mặc định và thiết lập tự động lấy địa chỉ IP giúp hầu hết các thiết bị muốn kết nối đều được nhận địa chỉ IP và truy cập kết nối mạng.
  • DHCP có thể xử lý hiệu quả các thay đổi địa chỉ IP cho người dùng trên các thiết bị di di động di chuyển đến các địa điểm khác nhau trên cả mạng có dây và mạng không dây.
  • Sử dụng DHCP cũng khiến việc quản lý mạng trở nên đơn giản hơn. DHCP có thể quản lý đồng thời địa chỉ IP và các tham số củaTCP/IPtrên một giao diện giúp việc kiểm soát, quản lý và theo dõi dễ dàng.
  • Người quản lý thay đổi được cấu hình cùng các thông số giúp thuận tiện trong việc update hệ thống.

Nhược điểm của DHCP

  • Việc sử dụng IP động của DHCP không phù hợp với các thiết bị cố định và cần truy cập liên tục như máy in, file server.
  • DHCP thường chỉ được sử dụng tại các hộ gia đình hoặc mô hình mạng nhỏ.

Như vậy BKAII đã cùng các bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về giao thức DHCP, có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ BKAII nhé!

Xem thêm:

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"


Bài viết mới cập nhật...

 
 

Số lượng người đang truy cập...

Đang có 790 khách và không thành viên đang online